Thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân – làm cách nào để xây dựng
Thương hiệu cá nhân

Date

Thương hiệu cá nhân

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ?

 “Thương hiệu cá nhân” – Khi nghe đến cụm từ này có thể bạn sẽ nghĩ đó là những cái rất cao siêu, rất… đa cấp, rất gì và này nọ và cho rằng chẳng có liên quan gì đến mình. Nhưng thực tế, ở thời đại mà công nghệ và mạng xã hội lên ngôi như hiện tại thì việc tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, đặc biệt là cơ hội nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Hôm nay mình đột nhiên nghĩ đến chủ đề này và lên Google tìm kiếm thử, những kết quả hàng đầu đều nói rất chung chung rằng bạn phải thế này bạn hãy thế kia và dùng những thuật ngữ hết sức rắc rối. Vì vậy mà mình muốn viết bài này để đơn giản hóa mọi chuyện cho mọi người cùng biết nè!

Thương hiệu cá nhân

1. THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN LÀ GÌ ?

Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân chính là thứ mà bạn tạo dựng và mong muốn mọi người nghĩ về mình với hình ảnh đó, phẩm chất đó. Ví dụ, bạn muốn người ta nghĩ về mình là một người giỏi kinh doanh, giỏi viết lách, người truyền cảm hứng… và có sức ảnh hưởng đến những người khác. Đó chính là thương hiệu cá nhân?

Thương hiệu cá nhân

2. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ĐỂ LÀM GÌ ?

Rất đơn giản: Cơ hội nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Khi người ta đã biết đến bạn với một “thương hiệu” nhất định thì họ sẽ tìm đến bạn khi cần tài năng, phẩm chất của bạn. 

Ví dụ, bạn nghĩ về mình là một người có khả năng viết content tốt, vậy khi bạn cần viết content cho website bán hàng của bạn, bạn liền liên hệ với mình ⇒ đó chính là mang lại cơ hội nghề nghiệp cho mình.

Hoặc người thân của bạn cần viết content, bạn liền giới thiệu mình cho người đó ⇒ đó chính là giúp mình mở rộng quan hệ xã hội. Đây cũng chính là cách giúp bản trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy hiểu đơn giản là vậy đã nhé!

Thương hiệu cá nhân

3. LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ?

Bước 1: Xác định “thương hiệu” của bạn: Bạn muốn người khác nghĩ về mình là một người như thế nào? Bạn có tài năng gì có thể mang lại lợi ích cho người khác? Nói cách khác, bạn cần xác định GIÁ TRỊ bản thân để có thể BÁN THÂN.

Bước 2: Lên kế hoạch xây dựng thương hiệu: Bạn muốn chia sẻ những giá trị nào của bản thân, ở kênh truyền thông nào, bằng những nội dung như thế nào? Như mình đã nói, sự phát triển của mạng xã hội giúp chúng ta có quá nhiều nền tảng để PR bản thân. Mình sẽ gợi ý cho bạn:
 
Facebook: Trước đây trang cá nhân của mình chỉ toàn những điều xàm xí vớ vẩn, phục vụ cho một mình bản thân mình. Mình thực sự rất ngại chia sẻ vì sợ mọi người đánh giá là khoe khoang, là lên mặt. Nhưng sau đó mình nhận rằng nếu những kiến thức, kinh nghiệm mà mình có không được chia sẻ thì chính mình cũng không thể tiến bộ lên được. Vì vậy mà mình đã chăm chỉ viết bài hơn, mình chỉn chu lại chiếc page đã bỏ xó, lập thêm group để có thêm kỹ năng xây dựng cộng đồng và cũng là nơi mà mình chia sẻ. Nếu bạn sợ người khác không biết đến mình, hãy chăm chỉ đăng bài vào các hội nhóm, đó chính là nơi mà những người khác biết đến và theo dõi bạn, cũng là nơi “ẩn náu” của những nhà tuyển dụng tiềm năng. Nếu bạn chưa biết chia sẻ ở đâu, hãy bắt đầu với Gen Z lo chi đây nè!!!!
Thương hiệu cá nhân

YouTube, TikTok: Đây là hai nền tảng nội dung video nổi bật nhất hiện nay. Bạn có thể làm các video hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm… miễn sao phù hợp với nhu cầu của những đối tượng mà bạn muốn hướng đến.

Thương hiệu cá nhân

4. BẠN CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ ?

Luôn lưu trữ dữ liệu: Bất cứ tài liệu nào mà bạn có, bài viết nào mà bạn chia sẻ, hãy đảm bảo bạn luôn có nhiều bản viết và lưu trữ một cách khoa học, để nếu nội dung này có chẳng may bị xóa thì bạn vẫn có bản lưu chứ không phải uổng công rồi thành công cốc.
 
Với mình thì mình dùng Notion: https://www.notion.so để lưu trữ mọi tài liệu của mình. Bạn thử tìm hiểu về Notion sẽ thấy nó free và siêu xịn mịn.
Thương hiệu cá nhân
Đừng sợ bị chỉ trích: Khi bạn xây dựng thương hiệu bản thân, bạn đưa ra chia sẻ, ý kiến của mình, sẽ có không ít người trái quan điểm với bạn. Họ sẵn sàng ném đá, chê bai và đả kích bạn. Đừng sợ những người như vậy và cũng đừng vì thế mà từ bỏ. Hãy coi họ là những khán giả khó tính mà bạn cần chinh phục.
 
Hãy chân thật: Những giá trị mà bạn chia sẻ nên xuất phát từ chính những trải nghiệm của bạn chứ không phải đi “vay mượn” từ một người nào đó. Dù bạn có viết hoa mỹ, bóng bẩy đến thế nào đi chăng nữa thì sự chân thật mới là cái chạm đến người đọc.
 
Không bao giờ là quá muộn: Bạn có thể nghĩ: Mình đi làm rồi thì cần gì nữa? Mình có việc rồi thì chia sẻ làm gì? Mình ở tuổi này chia sẻ có bị coi là lố bịch? Thì mình xin khẳng định không bao giờ là quá muộn. Bạn càng lớn tuổi thì trải nghiệm của bạn càng dày dạn và bạn càng có nhiều thứ để chia sẻ với những người mới bắt đầu.
Thương hiệu cá nhân

Qua bài viết OAM chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp ích được nhiều trong cuộc sống và con đường kinh doanh của bạn. Chúc các bạn thành công nhé <3 !!!

Bạn đã tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình chưa?

CONTACT VỚI CHÚNG TÔI 

More
articles