Tại sao khi mở cửa lại đổ về quê?
Tại sao khi mở cửa lại đổ về quê?

Date

Bản thân tôi cũng nghĩ rằng khi quyết định sống chung rồi thì mọi người sẽ cùng lao ra đường mà “kiếm ăn”. Tuy nhiên tôi và rất nhiều người đã mắc lỗi tư duy của các nhà kinh tế mà quên đi bức tranh toàn cảnh của xã hội.
Nền kinh tế thực chất bên trong chỉ là những giao dịch của con người với nhau. Còn nhà nước trong nền kinh tế đóng vai trò là người điều hành tất cả những bộ máy bên dưới liên kết với nhau để tạo ra của cải và phân phát cho tất cả mọi người.
Hàng ngàn năm về trước của cải thông qua việc vào rừng hái lượm, săn bắt,… Còn bây giờ khi dân số quá đông đúc, nhu cầu của mỗi người cũng lớn hơn. Vậy để có của cải thì tất cả chúng ta phải lao động.
” Làm sao để con người lao động trong khủng hoảng “
Trong cuốn sách Kinh tế học hành vi của Richard Thaler. Có đề cập tới việc tại sao chúng ta lại ra những quyết định hết sức điên rồ. Điều mà ngay cả chính bản chúng ta biết là nó không đúng, không logic, có thể gây nguy hại tới chúng ta nhưng chúng ta vẫn làm
Ồ. Bởi vì chúng ta là con người.
Phần nhiều chúng ta hành xử cảm tính nhưng trước đó lại tìm kiếm thật nhiều dữ kiện để chứng minh rằng chúng là lý tính.
Đợt dịch thứ 4 vừa rồi, rất nhiều chuyện đã diễn ra. Tác động rất lớn vào tâm lý mọi người. Chính sách đưa ra để duy trì nền kinh tế có thể hợp lí trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng vào thực tế thì không thể vận hành như những gì như những nhà kinh tế nghĩ.
  • Tầng lớp lao động họ thật sự mong đợi điều gì? Họ nhận được thông tin gì trên mạng xã hội, trên báo đài so với thực tế những gì họ cảm nhận được. Từ những người khác, từ truyền miệng, từ mọi điều đang diễn ra trong cuộc sống của họ?
  • Nếu 4 tháng không có việc làm, ở nhà khi bao nhiêu hóa đơn tới hạn, số tiền tiết kiệm ít ỏi đang vơi đi. Mà rất nhiều người còn chẳng có tiền tiết kiệm. Nên họ chờ đợi ở những người khác. Nếu việc đó không như kì vọng thì dĩ nhiên luôn có một nơi để họ trở về. Đó là quê hương của họ.
  • Không dễ dàng để sống ở SG. Hiện tại chi phí để sinh sống ở SG cũng đang tăng mỗi ngày. Để ra ngoài lao động thì họ cũng phải mất một khoản phí để xét nghiệm. Nếu nói là doanh nghiệp chi trả hết thì cũng chưa đúng bởi vì đồng lương của họ làm ra cũng bị giảm đi theo.
  • Cảm giác sợ. Chúng ta hay nói nếu muốn có một công việc ổn định thì nên đi làm công ty. Nhưng bây giờ cái bản chất nó mới được phơi bày rõ ràng hơn phải không? Ai là người dễ tổn thương nhất khi doanh nghiêp gặp khó khăn? Luôn là tầng lớp lao động, họ mất việc, không có lương. Nhu cầu sống còn chưa được đảm bảo thì quan tâm gì tới cái mục đích mà doanh nghiệp của bạn đang hô hào chứ.
  • Họ cũng không thể vay mượn ngân hàng tiền. Không có quen biết rộng rãi. Dường như chỉ còn cách tiếp tục lao động hoặc về quê hương của mình.
Ở Việt Nam những trường dạy về tâm lý thì rất hiếm. Tuy nhiên quy trình, cái gì máy móc thì nhiều vô kể. Lên youtube gõ biết bao nhiêu bí kíp, thủ thuật,… Chúng ta cứ ngại nói tới chuyện của nội tâm, chuyện bên trong mỗi người để rồi nhìn lại hóa ra mình đang như cái máy để vận hành cái tâm.
Thực tế thì. Chúng ta phải vận hành cái bên trong trước để có thể thực hiện những gì mà chúng ta mong muốn.

More
articles