Bỏ cuộc
VÌ SAO CHÚNG TA HAY BỎ CUỘC
Lần gần đây nhất bạn bỏ cuộc là khi nào, tôi không nói về những thứ qua xa vời đâu, nghĩ về những thứ xảy ra trong cuộc sống của bạn mỗi ngày là được rồi.
Như là ngày hôm qua tôi muốn hoàn thành thương vụ này với một khách hàng, nhưng tôi cảm thấy họ khó tính quá và tôi không chịu nổi nên tôi bỏ cuộc. Ngày hôm kia tôi đọc một cuốn sách về một chủ đề mới, nhưng tôi cảm thấy buồn ngủ quá nên tôi cũng bỏ cuộc. Tuần trước tôi quyết tâm theo đuổi một cô gái, nhưng tình cờ tôi thấy cô ấy đi chơi với một người khác, tôi cũng bỏ cuộc,…
Khi chúng ta đặt ra mục tiêu cho mình, thực tế là chúng ta muốn bản thân tốt hơn, muốn có thêm điều gì đó. Nó rất đúng với những nhu cầu cơ bản của con người. Được thể hiện bản thân, được tôn trọng, được yêu thương, được bảo vệ. Bởi vì chúng ta muốn hơn nên chúng ta luôn đặt ra mục tiêu mỗi ngày cho mình.Vậy thì chúng ta sẽ bỏ cuộc, khi chúng ta có những lí do hết sức thoả mãn cho những hành động đó. Chúng ta hay dừng lại bởi vì số đông họ cũng như thế. Chúng ta hay từ bỏ bởi vì người khác nói rằng họ cũng như vậy.
Chúng ta không làm nữa vì nó vốn dĩ là khó nên từ bỏ là đúng rồi.Chúng ta tìm vào những môi trường trong đó có rất nhiều người như chúng ta, để chúng ta có thể chắc chắn rằng những gì mình làm là lẽ phải.
Mọi dữ liệu chúng ta tìm kiếm thực tế để bổ sung cho sự bỏ cuộc của mình. Chúng ta hay tìm những nguồn tin tức ‘’phù hợp’’ để cảm thấy những hành động của mình là hợp lí. Chúng ta hay chơi với những người bạn có cùng quan điểm với mình, tụ tập, ủng hộ một lối văn hóa nào đó và đủ thứ môi trường khác nữa. Dần dần xung quanh chúng ta vây quanh toàn những người giống chúng ta. Rất ít khi nào chúng ta dám tìm kiếm xem mặt khác của điều này là gì.
Rồi tình cờ một ngày chúng ta bắt gặp ai đó khác mình, chúng ta sẽ phản biện và tìm lí do để người kia ở một vị trí khác chúng ta. Chúng ta có thể hạ họ xuống, chúng ta cũng có thể ngưỡng mộ họ, hoặc chúng ta phớt lờ họ. Nhưng ít khi nào chúng ta nghĩ rằng, họ cũng như chúng ta. Cũng là con người, với những nhu cầu không khác chúng ta là bao.
Tôi nghĩ rằng trước khi bạn đưa ra quyết định từ bỏ một việc gì đó thì hãy dừng lại 5 phút và suy nghĩ tại sao, tại sao mình lại có những suy nghĩ này.Tại sao tôi không làm nữa. Vì người khácTại sao tôi nhảy việc. Vì môi trường.Tại sao tôi phản bội. Vì họ không tốt với tôi.
Dường như chúng ta sử dụng những thứ bên ngoài làm lí do quá nhiều. Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng những người kia không sống cuộc sống của chúng ta, cũng chẳng bắt chúng ta suy nghĩ theo ý họ được, chúng ta có toàn quyền lựa chọn cách phản ứng của mình, tâm trí chúng ta có thể từ yêu một người thành ghét, từ thương một người thành hận, từ lạ thành cảm thấy quen, từ coi thường thành ngưỡng mộ,…
Bỏ cuộc không phải nằm ở môi trường, nó nằm ở trong chính bản thân chúng ta. Trong suy nghĩ chúng ta, rồi mới tới hành động. Giống như lần đầu bạn tập xe đạp vậy, bạn sẽ suy nghĩ những gì mình sẽ làm, rồi mới ngồi lên xe và hành động. Còn sẽ chẳng có điều gì xảy ra khi bạn đã suy nghĩ rằng: ”Tôi không làm được.”
Khác biệt tạo ra những con người đặc biệt

Chúng ta ai cũng muốn giàu có, thành công, được tôn trọng. Về cơ bản, mục tiêu của chúng ta giống nhau. Hãy khác biệt để tạo ra sự đặc biệt.
ĐIỀU KHÁC BIỆT nó không nằm ở mục tiêu, cũng không nằm ở điểm khởi đầu.Khi chúng ta bắt đầu lên dây cót tinh thần và bước chân xuống đường để chạy bộ, chúng ta đều như nhau. Khi chúng ta đặt ra mục tiêu chạy 5 km, 10 km chúng ta cũng đang hướng về một mục tiêu tương tự nhau đó là hoàn thành.
Bạn đã chuẩn bị những gì?
Bạn sẽ mất nước! Vì thế bạn sẽ phải uống nước trước khi ấn nút bắt đầu. Bạn sẽ có thể bị chấn thương, chuột rút nên bạn giành ra 5p để khởi động. Bạn biết sức mình có giới hạn nên bạn sẽ chia mục tiêu thành 2 đợt. Chẳng hạn sáng và tối, 2.5km mỗi lần.
Khác biệt ở đâu?
Khác biệt xảy ra giữa một người biết được mình sẽ phải gặp những gì để có thể trở tay: “Mày mà tới tao sẽ xử lí ngay lập tức”. Và một người chẳng có sự chuẩn bị nào cả: ”Chuyện gì đang xảy ra thế này”. Còn nếu bạn chỉ chuẩn bị có tinh thần và dây cót thôi. Bạn sẽ bị giật mình và hoang mang tạm thời. Nói rằng tạm thời bởi vì có người sẽ dừng lại. Họ viện những lí do hết sức thuyết phục để cảm thấy thỏa mãn: ” Thôi kệ, dù sao mình cũng cố gắng rồi.”
Khác biệt nằm ở chỗ. Khi bạn gặp vấn đề, bạn rút ra bài học cho lần sau. Bạn sẽ không để xảy ra chuyện này một lần nữa. Và bạn tìm cách vượt qua nó. Bạn có thể chạy chậm lại, đi bộ một lúc rồi quay trở lại. Tới cuối cùng, bạn hoàn thành mục tiêu với thời gian lâu hơn. Nhưng bạn vẫn hoàn thành.
Khác biệt nằm ở chỗ bạn lựa chọn phản ứng khi cảm thấy bản thân đang bị người khác ”đụng” tới.
Sự khác biệt tạo ra sự đặc biệt
Bởi vì trên hành trình của bạn sẽ luôn có những con người như bạn. Từ đối thủ, khách hàng, đối tác, bạn bè,.. Rất nhiều người có những mục tiêu giống như bạn. Họ sẽ tác động tới bạn. Họ đang đi chung con đường với bạn, hoặc bên cạnh bạn, hoặc phía trước bạn. Việc bạn thấy họ đi nhanh hơn, thấy họ gặp chướng ngại vật, thấy họ nghỉ ngơi,… Bất cứ điều gì mà bạn thấy. Bạn có thể sẽ lựa chọn rẻ sang, hoặc thay đổi phương tiện bởi vì bạn cũng muốn được như họ. Việc bạn xử lí tâm trạng của mình, tiếp tục, hoặc để bị chi phối sẽ sinh ra rất nhiều sự khác biệt.
Hãy luôn là chính bạn
Nhiều người nhảy việc chỉ bởi vì họ trông thấy việc người khác nhìn có vẻ ngon. Cũng nhiều người dừng lại vì phương tiện này không phù hợp với mình, phương tiện của người khác xịn hơn. Khá nhiều người sẽ lựa chọn đổi mục tiêu hoặc không muốn khởi đầu nữa.
Khác biệt không nằm ở đâu đó quá xa vời như là chiếc xe, căn nhà, số dư tài khoản,… để ta thấy rằng nó khó có thể trở thành hiện thực. Khác biệt nằm ở nhưng lựa chọn tưởng chừng như vô dụng, những thói quen và việc chúng ta chọn làm mỗi ngày.
Khi bắt đầu thấy mình để tâm tới một việc gì đó. Tôi luôn tự hỏi: “Điều này sẽ dẫn tới những chuyện gì?” Và: “Mình sẽ ở đâu khi đồng hành cùng nó?”
Chuyển giao
Chúng ta hay nói về chuyển giao như là thời khắc giao thừa, chuyển giao công nghệ cũ sang công nghệ mới, chuyển giao các mô hình kinh doanh, chuyển đổi số và cả chuyển giao trong các giai đoạn thuộc thời chiến. Nhưng chúng ta ít nói về chuyển giao giữa hai con người. Đó là chính chúng ta
Bão Hòa
Bão hòa là khi tất cả đều kết nối
Bạn đang sống trong thời đại gì nhỉ? Thời đại thông tin. Thời đại mà dù nhà bạn có chuyện gì thì nhà hàng xóm hay cả khu phố đều biết. ( Một ví dụ bình thường thôi không có ý nói xấu gì ai đâu nha). Để cho bạn dễ hiểu về việc thông tin được truyền đi nhanh tới đâu và nó tác động như thế nào lên nền kinh tế.
Ngày nay, bạn chỉ ngồi ở nhà với một cái máy tính có kết nối mạng, bạn có thể làm việc cho những công ty ở New York. Bạn đang đi du lịch tại vùng biển Nha Trang thì bạn vẫn có thể nắm hết được những gì diễn ra tại công ty của bạn ở Sài Gòn. Một người ở tận bên kia bán cầu có thể chính là người bạn nói chuyện trên tổng đài CSKH hồi nãy ( nhân viên CSKH giỏi lắm).
Như bạn có thể thấy đó, ngày nay bạn hoàn toàn có thể ”Biết hết” nếu bạn biết cách sử dụng thông tin. Nhưng khoan đã, điều này thì liên quan gì tới bão hòa nhỉ?
Bão hòa là điều chắc chắn xảy ra trong nền kinh tế số
Trừ khi nhà bạn ba đời trị thỏi thận, viêm khớp và bạn có một phương thuốc bí truyền nào đó rồi lên mạng truyền bá nó. Và vì không ai biết nó là gì và có chữa được bệnh thật không nên bạn được xem như là đang độc quyền rồi đấy. Còn không thì hồ nước bạn đang bơi chắc chắn sẽ đục.
Bão hòa trong kinh tế là tôi đang nói về việc bên cung lớn hơn bên cầu, cũng có thể hiểu là có quá nhiều người bán, quá nhiều sản phẩm, hàng hóa cho một nhu cầu nào đó. Và định nghĩa này xuất phát từ việc có một loại hàng hóa, dịch vụ mới xuất hiện. Nó giống như một miếng bánh chvà người ta lao vào tranh nhau. Rồi một ngày, bạn cảm thấy chúng bão hòa, không ” Ăn ” được nữa.
Thương trường là cạnh tranh, là tạo ra môi trường, là nhiều miếng bánh chồng lên nhau, rất rất nhiều lớp. Thương trường không phải là môi trường có sẵn hay vùng Châu Mỹ chưa có ai khám phá để bạn theo Colombo đi tìm kiếm một miếng bánh của riêng bạn.
- Nếu bạn tìm được thì sao? Ngay trong ngày mai bạn sẽ thấy có rất nhiều người cũng đang kinh doanh sản phẩm y hệt của bạn.
- Nếu bạn tìm được nhà cung cấp tốt thì sao? Làm sao bạn bắt họ chỉ bán sản phẩm cho mình bạn. Và sao bạn nghĩ chỉ có một nhà cung cấp duy nhất vậy?
- Nếu bạn thực sự có một sản phẩm nào đó mà chưa ai biết thì sao? Vậy bạn sẽ chứng minh với khách hàng sự ” Độc quyền ” của bạn như thế nào. Nhồi nhét vào đầu họ một mớ thông tin và bắt họ trở thành chuyên gia để thẩm định sản phẩm của bạn hả? Tôi nghĩ họ bận lắm.
- Dù bạn có là một con buôn có khả năng Spy sản phẩm thượng thừa thì khi bạn đưa sản phẩm bạn ra thị trường tôi đảm bảo với bạn ngay hôm sau trên shopee, lazada và ngay trên chính bảng tin của facebook bạn và khách hàng của bạn sẽ thấy sản phẩm tương tự và còn ngon hơn cả bạn nữa kìa.
Bạn không thể kinh doanh khi cứ đi tìm thị trường chưa ”Bão hòa” được. Đúng là chúng có lợi thế và dễ dàng đó. Nhưng điều dễ có thì cũng dễ mất và chỉ trong ngắn hạn. Bạn đâu thể dành cả đời đi tìm hết cái này cái kia phải không? Bạn cũng đâu thể suốt ngày đi tìm bạn đời cho mình mà không chịu cố gắng được. Sẽ luôn có vấn đề xảy ra bởi khi kinh doanh là bạn đang tham gia vào chiến trường, phải chiến đấu, phải học hỏi, phải kiên trì,…
Bạn không thể chạy ra khỏi chiến trường và sang một thị trường khác rồi nghĩ rằng ở đó không có nguy hiểm dành cho bạn được. Thời đại thông tin mà, bạn nghĩ bạn giấu được ai. Nếu bạn đang đi câu cá thì bạn có thể nuôi cá, cho cá sinh sản để tiếp tục bắt mà phải không? Hay bạn đang trồng trọt trên mảnh đất nhà bạn thì tất cả các mùa trong năm bạn hoàn toàn có thể thu hoạch nếu bạn chịu làm.
Ngay cả những vùng núi cao đầy sỏi đá, hay vùng bắc cực lạnh giá quanh năm, hay dưới tận đại dương sâu cả ngàn cây số. Vẫn có những con người đào xuyên qua núi để vận chuyển, lập viện nghiên cứu để tìm hiểu về địa chất, khí hậu, đặt giàn khoan để khai thác dầu mỏ. Và bạn tin được không, có cả trăm công ty từ các quốc gia trên thế giới cạnh tranh ở đấy.
Bão hòa là chuyện cơm bữa
Thay vì mãi suy nghĩ thị trường đã bão hòa rồi và tìm kiếm nơi nào đó ”dễ chịu” thì hãy làm tốt hơn những gì bạn có thể cho khách hàng của bạn, trao thêm giá trị cho họ, gieo thật nhiều mầm để bạn có thể thu hoạch, xây một cái nền móng vững chắc vào và bạn có thể đặt 163 tầng lên trên đấy (Tôi nghĩ trong tương lai nó còn hơn thế nữa). Miếng bánh của bạn không phải một lát bánh mì mà nó còn có kem, có lớp bơ trên đấy, có cả ngàn hương vị mà bạn thêm vào, đồng thời còn có cả thiết kế theo cách riêng của bạn.
𝗕𝗮̣𝗻 𝗹𝘂𝗼̂𝗻 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗹𝗮̀𝗺 𝘁𝗼̂́𝘁 𝗵𝗼̛𝗻.
Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại & Zalo: 0948.568.049 hoặc bằng các nền tảng mạng xã hội dưới đây
Làm sao để “ĐẸP” ?
Làm đẹp thực chất là một cụm từ mang tính sáng tạo. Dựa trên sự hiểu biết những nguyên tắc và trí tưởng tượng của bạn thì bạn sẽ tạo nên những sản phẩm, dịch vụ độc nhất như chính ADN của bạn