Thương hiệu cá nhân – làm cách nào để xây dựng

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ?
“Thương hiệu cá nhân” – Khi nghe đến cụm từ này có thể bạn sẽ nghĩ đó là những cái rất cao siêu, rất… đa cấp, rất gì và này nọ và cho rằng chẳng có liên quan gì đến mình. Nhưng thực tế, ở thời đại mà công nghệ và mạng xã hội lên ngôi như hiện tại thì việc tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, đặc biệt là cơ hội nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Hôm nay mình đột nhiên nghĩ đến chủ đề này và lên Google tìm kiếm thử, những kết quả hàng đầu đều nói rất chung chung rằng bạn phải thế này bạn hãy thế kia và dùng những thuật ngữ hết sức rắc rối. Vì vậy mà mình muốn viết bài này để đơn giản hóa mọi chuyện cho mọi người cùng biết nè!

1. THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN LÀ GÌ ?
Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân chính là thứ mà bạn tạo dựng và mong muốn mọi người nghĩ về mình với hình ảnh đó, phẩm chất đó. Ví dụ, bạn muốn người ta nghĩ về mình là một người giỏi kinh doanh, giỏi viết lách, người truyền cảm hứng… và có sức ảnh hưởng đến những người khác. Đó chính là thương hiệu cá nhân?

2. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ĐỂ LÀM GÌ ?
Rất đơn giản: Cơ hội nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Khi người ta đã biết đến bạn với một “thương hiệu” nhất định thì họ sẽ tìm đến bạn khi cần tài năng, phẩm chất của bạn.
Ví dụ, bạn nghĩ về mình là một người có khả năng viết content tốt, vậy khi bạn cần viết content cho website bán hàng của bạn, bạn liền liên hệ với mình ⇒ đó chính là mang lại cơ hội nghề nghiệp cho mình.
Hoặc người thân của bạn cần viết content, bạn liền giới thiệu mình cho người đó ⇒ đó chính là giúp mình mở rộng quan hệ xã hội. Đây cũng chính là cách giúp bản trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy hiểu đơn giản là vậy đã nhé!

3. LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN ?
Bước 1: Xác định “thương hiệu” của bạn: Bạn muốn người khác nghĩ về mình là một người như thế nào? Bạn có tài năng gì có thể mang lại lợi ích cho người khác? Nói cách khác, bạn cần xác định GIÁ TRỊ bản thân để có thể BÁN THÂN.

YouTube, TikTok: Đây là hai nền tảng nội dung video nổi bật nhất hiện nay. Bạn có thể làm các video hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm… miễn sao phù hợp với nhu cầu của những đối tượng mà bạn muốn hướng đến.

4. BẠN CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ ?


Qua bài viết OAM chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp ích được nhiều trong cuộc sống và con đường kinh doanh của bạn. Chúc các bạn thành công nhé <3 !!!
INSTAGRAM – Những sai lầm phổ biến khi marketing khiến thương hiệu thụt lùi

Instagram là gì ?
Những sai lầm phổ biến khi marketing trên Instagram khiến thương hiệu thụt lùi

1. Lạm dụng khuyến mãi
Những chiến dịch sale thường tạo ra cảm giác FOMO khiến người tiêu dùng khó lòng bỏ lỡ vì cảm giác đó là một “món hời”. Thoạt đầu, sale vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm tiết kiệm của khách hàng, vừa giúp thương hiệu bán được nhiều hàng hơn, giải quyết được hàng tồn…Tuy nhiên, giảm giá không phải một chiến lược phát triển bền vững cho thương hiệu và sẽ khiến thương hiệu mất đi khả năng cạnh tranh trước các đối thủ lớn.
Vì sao? Trước kia mình từng được nói chuyện với chuyên gia trong ngành marketing, chị ấy chia sẻ một điều mà đến bây giờ mình vẫn thấy đúng. Đó là việc lạm dụng khuyến mãi sẽ “chiều hư” khách hàng, khiến họ chỉ tập trung vào chuyện ví tiền, giá cả thay vì chất lượng sản phẩm, câu chuyện thương hiệu… Và từ việc thấy sale là mua, khách hàng chuyển sang đợi sale mới mua.
Việc “lạm dụng” sale là một con dao hai lưỡi. Theo mình, thiết kế các chương trình sale cũng cần một chiến lược cụ thể để không “chiều hư” người tiêu dùng bằng cách tạo cho khách hàng cảm giác “săn sale” thay vì được sale liên tục, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng tối ưu đến từng nhóm

2. Không hoạch định chiến lược rõ ràng
Nếu không xác định, hoạch định rõ ràng chiến lược, giai đoạn phát triển, dần dà IG của thương hiệu sẽ không khác gì một chiếc blog cá nhân thích gì đăng đấy, thiếu phương hướng cụ thể. Bên cạnh đó, nhóm các start-up, SMEs thường đặt mục tiêu doanh thu, performance lên đầu thay vì nghĩ đến mục tiêu sâu sa hơn là đồng nhất nhận diện, định vị bản thân… Tuy nhiên, việc đó có thể dẫn đến một Instagram feed lộn xộn, content thiếu tính nhất quán… Dù sản phẩm và doanh thu là mục tiêu rất quan trọng, nhưng không nên bỏ quên nhận diện vì nó sẽ giúp thương hiệu được nhớ đến tốt hơn.
Instagram cung cấp cho người dùng vô vàn tính năng, định dạng nội dung: ảnh, story, reels, IGTV… Hãy lên kế hoạch tận dụng các tính năng này để tạo ra những nội dung đa dạng, chất lượng khiến người dùng yêu mến thương hiệu, hiểu về câu chuyện và các giá trị sản phẩm của thương hiệu.

3. Tần suất đăng bài không phù hợp
Bạn để ý mà xem, nếu lâu lâu bạn không đăng bài trên Instagram, tương tác sẽ giảm hẳn. Nếu bạn đăng quá nhiều, người dùng cũng dễ bị “bội thực”. Hãy xác định các tuyến nội dung cùng tần suất đăng bài hợp lý, vừa phải, không quá nhiều, không quá thưa thớt đủ để giữ mối liên kết, sự tương tác với người dùng là được.
Mình nghĩ để xác định được một tần suất phù hợp, các bạn có thể tìm kiếm các nghiên cứu, thống kế từ social listening. Tuy nhiên, để customize cho thương hiệu của bạn thì bạn có thể tạo những khảo sát người dùng trên story, xem họ quan tâm đến những gì, muốn được nghe nhiều về cái gì, muốn được nghe bao nhiêu…

4. Sử dụng quá nhiều thẻ hashtag
Nhiều người sẽ cho rằng càng nhiều thẻ hashtag thì bài viết càng tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Điều đó không sai, tuy nhiên, số lượng không đi kèm chất lượng. Người mới tương tác với bài viết không đảm bảo là những đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Vậy nên, sử dụng hashtag có chọn lọc, liên quan trực tiếp đến thương hiệu, bài đăng để tiếp cận đúng những đối tượng mục tiêu là điều quan trọng hơn cả. Mình có biết app Union Metrics – app sẽ cho bạn biết những hashtag nào sẽ tăng mức độ tương tác của bạn.
Tuy nhiên, mình cũng có một câu hỏi lớn muốn hỏi mọi người: Mọi người đánh giá thế nào về hành vi tìm kiếm nội dung qua hashtag trên IG của người dùng Việt Nam

Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng vọng có thể giúp các bạn rút ra được những kinh nghiệm cần có khi kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội Instagram nhé. OAM chúc các bạn thành công trên con đường kinh doanh và xây dựng thương hiệu của mình nhé <3 !!!

Nuối tiếc
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI NUỐI TIẾC QUÁ KHỨ
Cứ mỗi lần nghĩ về chuyện gia đình, tôi lại nghĩ: ” Giá mà ngày ấy tôi đủ lớn để hiểu chuyện của ba mẹ, mọi chuyện có thể sẽ tốt hơn nếu tôi làm điều này điều nọ.”
Cứ mỗi lần nghĩ về chuyện với những người bạn cũ tôi lại nghĩ:” Lẽ ra mình không nên làm như thế, nếu mình làm điều này thì mọi chuyện đã tốt hơn rồi.”
Và vô số những lần, tôi đã suy nghĩ: Giá mà, giá mà, giá mà…
Trong suốt tuổi dậy thì, thay vì sử dụng quãng thời gian ” tuổi trẻ” để có một tuổi thơ như những người bạn, tôi chọn cách đi làm để trưởng thành hơn, để lớn nhanh hơn.
Cho tới bây giờ tôi cảm nhận được suy nghĩ của tôi đã rất khác so với hồi ấy. Tôi của hôm nay đã lớn hơn, hiểu biết nhiều hơn, điều tôi cảm thấy mình rõ ràng nhất so với khi còn bé là tôi có nhiều trải nghiệm hơn.
Vậy rõ ràng so với một thằng bé năm xưa thì ”Anh có phần tỉnh táo hơn chú. Anh mà là chú anh sẽ làm điều này, làm điều kia.”
Tôi nghĩ nếu năm 7 tuổi tôi được ba mẹ dạy cho về những bài học trường đời thì bây giờ tôi đã ít bị nó tát hơn.
Hoặc là vì lí do nào đó mà ông già bắt tôi học tiếng Anh thì bây giờ tôi đã có một nền tảng vững chắc.Nhưng đó là giá như, giá mà, nếu như.
Những gì bạn nuối tiếc về bản thân trong quá khứ là những gì không diễn ra và không thể thay đổi được
Tôi 4 tuổi chọn cách lén ba mẹ chơi game mỗi ngày
Tôi 7 tuổi chọn cách dành thật nhiều tiền mua băng đĩa CD
Tôi 9 tuổi chọn cách sưu tầm truyện tranh bằng toàn bộ số tiền ăn sáng của mình
Tôi 10 tuổi chọn cách cùng bạn bè chơi game nhiều hơn tôi 4 tuổi
Tôi 13 tuổi chọn cách tới trường để ngủ thay vì tập trung học tập. Điều đó khiến thành tích học tập tôi đi xuống và không thể đạt học sinh giỏi
Tôi 17 tuổi chọn cách bỏ học dù trước đó tôi đã cố gắng đi học 2 năm lớp 10.
Tôi bây giờ là kết quả của rất nhiều điều tác động tới cuộc sống của tôi. Tôi không thể thay đổi chúng.
Gần đây tôi cũng có rất nhiều lựa chọn sai lầm cũng như tôi trước kia nữa. Chuyện công việc ,chuyện gia đình, chuyện tình cảm, chuyện bạn bè,… Vậy tôi có giống trước kia không?
Vẫn là tôi thôi, có điều tôi của bây giờ biết nuối tiếc, biết ân hận, biết ”điều” hơn là cái thằng nhóc của cái thuở ấy. Trong nội tâm tôi sử dụng cách cứng rắn hơn để nói không với những điều mà tôi từng không kiểm soát được.
Tôi nghĩ nuối tiếc về quá khứ là một chuyện tốt nếu như bạn biết cách khiến chúng trở thành đòn bẩy.
Còn nếu không thì cứ mãi nghĩ về chúng để làm gì?
Liệu tôi của tương lai có nuối tiếc tôi của bây giờ không?
Liên hệ với chúng tôi bằng các thông tin dưới đây:
Hành vi khách hàng là gì ? Tại sao phải nghiên cứu HVKH ?

Hành vi khách hàng là gì ?
– Hành vi khách hàng ? Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cũng chính là việc nghiên cứu cách thức của một người tiêu dùng khi đưa ra quyết định tiêu dùng tức là họ sẽ sử dụng tài sản như tiền bạc, thời gian như thế nào khi thực hiện trong việc đưa ra quyết định. Có rất nhiều câu hỏi đưa ra xoay quanh các vấn đề này như con người phản ứng như thế nào trước những kích thích marketing của doanh nghiệp?
Có thể hiểu một cách đơn giản là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng
1. Những yếu tố thuộc về văn hóa :
Văn hóa thường được định nghĩa là hệ thống những giá trị và đức tin, truyền thống và những chuẩn mực hành vi. Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Văn hóa thường được hấp thụ ngay từ buổi đầu trong đời sống gia đình, giáo dục, tôn giáo, trong công việc và bằng giao tiếp với những người khác trong cộng đồng. Có thể xem văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định đến nhu cầu và hành vi của con người. Những điều cơ bản về cảm thụ, giá trị thực sự, sự ưa thích, thói quen, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc văn hóa. Từ đó, để nhận biết những người có trình độ văn hóa cao, thái độ của họ đối với sản phẩm khác biệt so với những người có trình độ văn hóa thấp.
Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, môi trường tự nhiên,cách kiếm sống của mỗi người gắn với nhánh văn hóa, một bộ phận nhỏ của văn hóa luôn ảnh hưởng đến sự quan tâm, đánh giá những giá trị của hàng hóa và sở thích

2. Những yếu tố thuộc về địa vị, giai cấp, tầng lớp xã hội
Sự tồn tại những giai cấp, tầng lớp xã hội là vấn đề tất yếu của xã hội. Có thể định nghĩa: Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên.
Sự hình thành đẳng cấp xã hội không chỉ phụ thuộc một yếu tố duy nhất là tiền bạc mà là sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng khác. Địa vị của con người cao hay thấp phụ thuộc vào chỗ họ thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Với một con người cụ thể, sự chuyển đổi giai tầng xã hội cao hơn hay tụt xuống giai cấp, tầng lớp xã hội thấp hơn là hiện tượng thường xảy ra. Điều quan tâm nhất của những người làm marketing là những người chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau, họ có những sở thích về hàng hóa, nhãn hiệu sản phẩm, lựa chọn địa điểm bán hàng …

3. Những yếu tố mang tính chất xã hội
Ngoài những yếu tố hàng hóa, hành vi của người tiêu dùng còn được qui định bởi những yếu tố mang tính chất xã hội như các nhóm tham khảo, vai trò xã hội và những chuẩn mực xã hội.

4. Những yếu tố thuộc về bản thân
Quyết định mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng luôn chịu ảnh hưởng lớn của những yếu tố thuộc về bản thân như tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, cá tính và những quan điểm về chính bản thân mình. Tuổi tác có quan hệ chặt chẽ đến việc lựa chọn các hàng hóa như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, các loại hình giải trí… Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm trong các giai đoạn trong cuộc đời họ. Những người làm marketing khi xác định thị trường mua được dựa vào việc phân chia khách hàng thành từng nhóm theo các giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình để phát triển chính sách marketing khác nhau cho phù hợp, còn lại cần phải lưu ý những đặc trưng đời sống tâm lý có thể sẽ thay đổi qua các giai đoạn của chu kỳ sống gia đình.

Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được chọn. Sự lựa chọn quần áo, giày dép, thức ăn các loại hình giải trí của một công nhân sẽ rất khác biệt với vị giám đốc điều hành của một công ty nơi họ làm việc. Các nhà làm marketing cần cố gắng để nhận biết được nhóm khách hàng của họ theo nhóm nghề nghiệp nào và quan tâm đến những nhu cầu sở thích mà nhóm khách hàng trong mỗi nhóm yêu cầu. Thậm chí một công ty có thể chuyên môn hóa việc sản xuất những sản phẩm cho một nhóm nghề nghiệp nào đó. Chẳng hạn như người cung ứng có thể đưa ra các loại quần áo, găng tay, kính cho ngành y tế, hay các công ty đặc trưng khác…
Tình trạng kinh tế cơ hội thị trường của tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: khả năng tài chính của họ và hệ thống giá cả hàng hóa. Tình trạng kinh tế dựa vào thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn mua sắm … Những hàng hóa mang tính thiết yếu sự nhạy cảm về thu nhập thường thấp hơn những loại hàng hóa xa xỉ.
-> Sự lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng thể hiện lối sống của họ.
5. Những yếu tố thuộc tâm lý
Nhận thức là khả năng tư duy của con người, nó có thể được định nghĩa là một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Động cơ thúc đẩy con người hành động. Song hành động của con người diễn ra như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của họ về môi trường xung quanh. Hai khách hàng có động cơ như nhau cùng đi vào siêu thị nhưng sự lựa chọn nhãn hiệu, số lượng hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau. Thái độ của họ về mẫu mã, giá cả, chất lượng, mặt hàng, hệ thống dịch vụ … mọi thứ đều không giống nhau. Đó là kết quả của nhận thức về những kích thích marketing, nhận thức không chỉ phụ thuộc vào các tác nhân kích thích mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ tương quan giữa các tác nhân kích thích với môi trường xung quanh và bản thân cá thể. Sự hấp dẫn của một nhãn hiệu không chỉ do các kích thích của nhãn hiệu đó tới các giác quan của khách hàng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: nhãn hiệu đó được trưng bày như thế nào? Được bán ở siêu thị hay cửa hàng nhỏ? … Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng do 3 tiến trình cảm nhận: sự chú ý chọn lọc, sự bóp méo và sự khắc họa.
Sự hiểu biết (kinh nghiệm): Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của con người phát sinh từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong ý thức con người là trình độ của họ về cuộc sống, về hàng hóa, về cách đối nhân xử thế. Đó là kết quả của những tương tác của động cơ (mục đích mua), các vật kích thích (hàng hóa cụ thể) những gợi ý (bạn bè, gia đình, thông tin quảng cáo). Có thể thấy rằng kinh nghiệm của con người là do sự học hỏi và sự từng trải. Chẳng hạn như phụ nữ thường sành sỏi và nhiều kinh nghiệm hơn nam giới trong mua sắm hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm, quần áo …).
Sự hiểu biết và kinh nghiệm giúp người mua khả năng khái quát hóa và sự phân biệt trong tiếp xúc với các vật kích thích tương tự nhau, những người nội trợ họ sẽ dễ nhận biết được thực phẩm nào là cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng.

6. Niềm tin và quan điểm
Thông tin thông qua thực tiễn và sự hiểu biết người ta có được niềm tin và thái độ. Điều này ảnh hưởng đến hành vi, niềm tin và sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về hàng hóa đó. Ví dụ: Nhiều người mua vẫn tin rằng giá cả và chất lượng hàng hóa có mối quan hệ với nhau, giá thấp sẽ là hàng hóa có chất lượng không tốt. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết, nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua. Các nhà kinh doanh cần quan tâm đặc biệt đến niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm hay hình ảnh nhãn hiệu. Thái độ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, khi đó người mua sẽ tìm đến nhãn hiệu mà họ có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện. Quan điểm, thái độ rất khó thay đổi, nó dẫn dắt con người hành động theo thói quen khá bền vững mà người ta có thể tiết kiệm thời gian và công sức sự suy nghĩ khi hành động. Thay đổi một quan niệm đòi hỏi thay đổi về nhận thức, phương thức ứng xử và cần có thời gian.

Khái quát mô hình hành vi khách hàng

Các nhân tố kích thích: là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
– “Hộp đen ý thức” của người tiêu dùng: là cách gọi bộ não của con người và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích.
– Phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được.
Tại sao phải nghiên cứu hành vi khách hàng ?
– Biết về khách hàng :
- Cách người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, suy nghĩ và cảm nhận về các lựa chọn thay thế khác (thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và nhà bán lẻ) => Kênh nào bạn có thể nói chuyện được với khách hàng (Facbook, google, sms, TVC ..).
- Động lực nào thúc đẩy họ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ? => Kích thích khách hàng mua sản phẩm của bạn.
- Hành vi tiêu dùng của khách hàng trong khi nghiên cứu thông tin và mua sắm => Kích thích đúng nơi, đúng thời điểm, từng điểm chạm.
- Hành vi của người tiêu dùng trong marketing bị ảnh hưởng bởi môi trường của họ như thế nào (đồng nghiệp, văn hóa, truyền thông)? => Kích thích đúng người.
– Hiểu về doanh nghiệp và những thứ chiến lược marketing có thể giúp cho khách hàng tìm thấy và mua sản phẩm/dịch vụ của bạn :
Bạn sẽ hình dung được và phải trả lời câu hỏi:
- Các chiến dịch marketing được điều chỉnh và cải thiện như thế nào để ảnh hưởng một cách tích cực đến người tiêu dùng?
- Làm thế nào các chiến dịch tiếp thị có thể được điều chỉnh và cải thiện để ảnh hưởng hiệu quả hơn đến khách hàng?
Tổng kết
Bài viết trên là tất cả những kiến thức cơ bản để bạn có thể từng bước tiếp cận đến hành vi khách hàng ở thị trường mục tiêu. OAM luôn hy vọng được chia sẻ những kiến thức hữu ích đến các bạn !!!

Marketing – Vai trò marketing trong hoạt động doanh nghiệp

1. Một số khái niệm cơ bản về marketing
Marketing là gì ? Có rất nhiều khái niệm về marketing, nhưng vì marketing vận động và phát triển, có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng, nên marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Một số khái niệm marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là:
– Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhằm mục đích đã định. Chính là 4P của công tác marketing. Trong tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ P:
Product (Sản phẩm)
Price (Giá cả)
Place (Địa điểm)
Promotion (Xúc tiến kinh doanh)
Sản phẩm đúng + Giá cả phải chăng + Địa điểm thuận lợi + Biện pháp xúc tiến phù hợp
= Nhiều khách hàng và doanh thu cao hơn
Marketing nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi. – Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp từ dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng. – Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. – Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán nhưng hiểu một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm marketing. Trên thị trường, bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia thì bên đó thuộc về phía làm marketing. Vận dụng marketing một cách thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng am hiểu khách hàng, cung cấp cho họ các sản phẩm đúng với nhu cầu và mong muốn mà họ khó có thể tìm thấy ở các nhà kinh doanh khác. Nếu không có khách hàng thì không có hoạt động marketing.

4Ps của marketing
Marketing vào những năm 1960, E Jerome McCarthy đã đưa rõ ra 4Ps của truyền thông là: Product – mặt hàng, Price – cái giá, Place – địa điểm, Promotion – khuyến mãi.
Về căn bản, 4 Ps này trình bày bí quyết tiếp thị tương tác với từng giai đoạn của công ty.

Product – mặt hàng
Nếu bạn đưa ra ý tưởng cho mặt hàng muốn công ty bán. Và nếu như bạn chỉ bắt đầu bán hàng, phần trăm thành công đa phần là không hề có. Thay vì vậy, công ty cần đội ngũ tiếp thị thực hiện chiết suất thị trường và trả lời một số câu hỏi quan trọng:
- Ai là đối tượng mục tiêu?
- Có thị trường hợp lý cho mặt hàng này?
- ADS làm thế nào sẽ tăng doanh số mặt hàng, và trên nền tảng nào?
- Các nhà tăng trưởng mặt hàng nên sửa đổi mặt hàng ra sao để tăng khả năng thành công?
- Các nhóm người tiêu dùng tập trung nghĩ gì về mặt hàng, và họ hay hỏi câu hỏi nào?
Các nhà tiếp thị sử dụng câu trả lời cho những câu hỏi này để giúp các công ty hiểu nhu cầu về mặt hàng và tăng chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, thế nên tỷ lệ thành công có thể được tăng lên rất nhiều.

Price – Giá bán
Truyền thông sẽ kiểm duyệt giá sản phẩm của đối thủ chung ngành, hoặc sử dụng các khảo sát ở các nhóm tập trung, để ước tính số tiền mà khách hàng lý tưởng sẵn sàng trả. Giá quá cao, công ty sẽ mất đi một cơ sở người sử dụng trung thành. Giá quá thấp, công ty có thể mất nhiều tiền hơn là kiếm được. Marketing có khả năng dùng chiết suất công nghiệp và phân tích người sử dụng để đánh giá được một phạm vi giá rẻ.

Place – Địa điểm
Điều cốt yếu là bộ phận marketing là sử dụng sự hiểu biết và đo đạt về người tiêu dùng trong doanh nghiệp để đưa ra đề xuất về bí quyết thức và nơi bán sản phẩm. Tuỳ sản phẩm có khả năng là trang website thương mại và điện tử vượt trội hơn một địa điểm bán lẻ hoặc ngược lại. Hoặc cung cấp nội dung chuyên sâu về địa điểm nào tiềm năng nhất để bán mặt hàng trên toàn quốc và quốc tế.

Promotion – Khuyến mãi
Khuyến mãi yêu cầu trả tiền để quảng cáo, sự kiện hoặc giảm giá online nào mà nhóm tiếp thị sản sinh ra để tăng nhận thức và sự quan tâm của khách hàng đến mặt hàng, và mang lại doanh số cao hơn. Trong giai đoạn này, bạn có khả năng sẽ thấy các phương thức như chiến dịch quan hệ công chúng, ads trên phương tiện truyền thông xã hội…vv…

2. Vai trò của marketing trong hoạt động doanh nghiệp
Marketing – Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài – thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục, với quy mô ngày càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh và ngược lại.
Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có các chức năng: Sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực… mà các chức năng này chưa đủ đảm bảo sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời khỏi một chức năng khác – chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường đó là lĩnh vực quản lý marketing.
Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

Mối quan hệ giữa marketing với các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp
Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng sản xuất – tài chính – nhân sự. Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức. Về mặt tổ chức của một doanh nghiệp, chức năng cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Từ đó, xét về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing cũng là một chức năng có nhiệm vụ kết nối, nhằm bảo đảm sự thống nhất hữu cơ với các chức năng. Khi xác định chiến lược marketing, các nhà quản trị marketing phải đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược marketing trong mối tương quan ràng buộc với các chức năng khác. Chức năng marketing của doanh nghiệp luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:
– Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của hàng hóa còn thích hợp với khách hàng nữa hay không? So với nhãn hiệu hàng hóa cạnh tranh, hàng hóa của doanh nghiệp có ưu thế và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi hàng hóa không?
– Giá cả hàng hóa nên quy định là bao nhiêu? Tại sao lại quy định mức giá như vậy mà không phải là mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm giá?
– Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào các lực lượng khác? Cụ thể là ai? Bao nhiêu người?
– Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác? Dùng phương tiện nào để giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng? Tại sao lại dùng phương tiện này mà không dùng phương tiện khác?
– Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Loại dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao?
Đó là những vấn đề mà không một hoạt động chức năng nào của doanh nghiệp ngoài marketing có trách nhiệm trả lời. Mặc dù, mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận nhưng nhiệm vụ cơ bản của hệ thống marketing là đảm bảo cho sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao so với các thị trường mục tiêu. Nhưng sự thành công của chiến lược còn phụ thuộc vào sự vận hành của các chức năng khác trong công ty, đó là mối quan hệ hai mặt, vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện tính độc lập giữa các chức năng của một công ty hướng theo thị trường, giữa chúng có mối quan hệ với nhau, nhưng hoàn toàn không thể thay thế cho nhau. Đây là yếu tố đảm bảo cho công ty thành công.

Tổng kết
Vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Hy vọng những thông tin mà OAM chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết nhé !!!
Digital Marketing là gì ? nắm vững kiến thức từ A – Z

Digital Marketing là gì ?

1. Lợi ích Digital Marketing mang lại


2. Digital nằm đâu trong Marketing Tổng Thể


3. Digital Marketing Channels - Kênh?
3.1 - Kênh Paid Media.

3.2 - Kênh Owned Media.

3.3 - Kênh Earned Media.

4. Về các NỀN TẢNG SỐ phổ biến
4.1 - Nền Tảng về TÌM KIẾM THÔNG TIN

4.2 - Nền Tảng MẠNG XÃ HỘI

4.2.1 - Các chiến thuật phổ biến MXH
4.2.2 - Khi nào nên tập trung mạnh ở MXH
4.3 - NỀN TẢNG CHAT/GỬI TIN

4.4 - NỀN TẢNG CỘNG ĐỒNG

4.5 - NỀN TẢNG VIDEOS.

4.6 - NỀN TẢNG ỨNG DỤNG

4.7 - NỀN TẢNG WIFI
4.8 - NỀN TẢNG TRANG TIN/BÁO ĐIỆN TỬ

Bài viết trên là tất cả những kiến thức cơ bản về Digital Marketing.
Hy vọng bài viết của OAM có giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công trên con đường tương lai nhé !!!

Kinh Doanh – Nắm trọn bí quyết khởi nghiệp thành công
Kinh Doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu ?!
kinh doanh – một trong những con đường lý tưởng, được lựa chọn nhiều nhất để làm giàu.
“Muốn kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu” – Đây chính là tình trạng chung khi khởi nghiệp mà ai cũng gặp phải.
Vậy, làm sao để khởi nghiệp kinh doanh một cách thành công ???
Cứ nhìn vào những doanh nghiệp hoành tráng, những doanh nhân thành đạt, những hệ thống kinh doanh sao thu được lắm tiền, rồi rối hết cả rít lên. Chẳng biết phải làm gì. Cứ thế loay hoay trong vòng luẩn quẩn và cuối cùng chẳng làm được gì. Trong khi, năm tháng thì vùn vụt trôi nhanh. Vậy bắt đầu kinh doanh từ đâu. Trong bài viết này, OAM sẽ chia sẻ cho các bạn có được lời đáp. Đọc ngay nhé !!!

Uống ly nước cái lấy tinh thần đọc bài thật kỹ nè :<

1. Truyền thông - Quảng cáo - Marketing - Bán Hàng rất quan trọng trong Kinh Doanh

2. Mối quan hệ trong Kinh Doanh


3. Khi Kinh Doanh phải tập chia sẻ, tập giúp đỡ trong cộng đồng

4. Học ít thôi, hãy hành động nhiều hơn trong Kinh Doanh

Tổng Kết
Ví dụ như tôi, tháng 07 tôi tạo ra được một cuốn sách, tháng 08 mục tiêu tạo ra 200 bài web để xây dựng hệ thống truyền thông.
Đấy đấy, mỗi tháng qua đi như vậy, phải có thành quả tạo ra. Mỗi tháng bạn thử tổng kết lại xem, với những kiến thức bạn có, bạn tạo ra được những gì? và có thêm những ai đã trả tiền cho bạn. Nó phải thực tế như vậy chứ không thể ngồi đó mơ mộng vẽ ý tưởng được. Mơ thì ai chả mơ được khó gì đâu một buổi chiều mưa mát, quấn chăn nằm cả buổi chiều nghĩ về tương lai tươi sáng.

OAM chúc các bạn thành công trên con đường Kinh Doanh của mình nhé <3 !!!
Content Marketing – giá trị mang lại trong kinh doanh Online
Content Marketing là gì ?
Vì sao bạn phải sử dụng Content Marketing trong kinh doanh Online ?
Xin chào bạn, chào mừng bạn đã đến với OAM ^_^
Và trong bài viết này, OAM sẽ giải thích cho bạn Content Marketing là gì ? Vai trò quan trọng của Content Markeitng trong thị trường kinh doanh Online. Content Marketing sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bán hàng Online của bạn đấy. Hãy đọc kỹ bài viết để bạn nắm rõ thật chi tiết và áp dụng nó một cách hiệu quả nhất nhé !!!
Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của các tiểu thương chợ truyền thống. Không ít một số tiểu thương phải đóng cửa ki-ốt, tạm nghỉ bán hàng do buôn bán ế ẩm, mắc dù các ngành hàng này vẫn được phép hoạt động.
Do đó, kinh doanh Online là giải pháp lựa chọn hoàn hảo cho mọi người mọi nhà vào thời điểm hiện tại.

Content Marketing là gì ?
Qua đó, bạn sẽ hiểu được rằng nhiệm vụ của người bán hàng là gì ? Nhiệm vụ của một người làm Content Marketing là bạn sẽ làm ra những nội dung, chia sẻ giúp khách hàng giải quyết những câu hỏi, những thắc mắc của họ khi mua hàng online từ bạn một cách “hoàn toàn miễn phí”. Khách hàng sẽ ấn tượng với những thông tin hữu ích và miễn phí từ chính người bán hoặc chủ doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đó hơn.

Bạn sẽ thấy những doanh nghiệp hoặc tư nhân khi kinh doanh đẩy mạnh Content Marketing sẽ tạo ấn tượng và tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Bây giờ, OAM đưa ra một ví dụ cụ thể cho bạn nhé !!
Đây là kênh Youtube của một Spa, họ chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng hữu ích về làm đẹp. Họ còn đào tạo những Beauty blogger chuyên nghiệp để làm nổi bật kênh Youtube, cũng như tạo ấn tượng với giới làm đẹp. Hiện tại, Spa còn trở thành một nhãn hiệu mỹ phẩm với những sản phẩm thương hiệu riêng biệt của chính họ.

Việc chia sẻ những bí quyết về làm đẹp “hoàn toàn miễn phí”, đánh vào nhu cầu của phụ nữ hiên nay. Từ đó họ có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng một cách nhanh chống, và bán được những sản phẩm của chính họ thông qua kênh Youtube có hơn 30N subscribe.
Cách sử dụng Content Marketing hiệu quả ?
Hãy nhớ rằng khi bạn đang làm content Marketing hiệu quả, nghĩa là bạn đang tạo ra những nội dụng thực sự có giá trị theo cấp độ. Và nếu bạn làm được như thế nghĩa là nó không hề rẻ chút nào, bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian và công sức, cũng giống chúng tôi đang viết bài viết này cho các bạn, sẽ không bao giờ lãng phí những gì đã bỏ ra.
1. Tập trung vào content hiệu quả
Có rất nhiều loại nội dung bạn có thể làm, thông thường người ta thường chọn 4-5 hoặc nhiều hơn các nội dung mà quảng cáo hướng đến đối tượng mục tiêu. Có 2 cách để bạn tìm loại nội dung hiệu quả:
– Sử dụng các nguồn, các báo cáo được public khác.
– Tìm hiểu nội dung đối thủ:
+ Tìm nội dung đối thủ trên youtube.
+ Vào tab nội dung hấp dẫn video trên channel của đối thủ.
+ Xem nội dung thu hút và thống kê số lượng video đã upload.
+ Xem nội dung hữu ích với người dùng và thống kê số lượng view của các video.
+ Xem các loại nội dung nào đối thủ đã và đang làm.

2. Tập trung vào viết nội dung chất lượng hơn số lượng
Nếu bạn không đủ năng lực như các chuyên gia content marketing mỗi tuần sản xuát 5-7 nội dung thì bạn làm cách nào để có được hiệu quả?
Hãy ghi nhớ rằng, content marketing xuất phát từ CHẤT LƯỢNG không phải SỐ LƯỢNG ,có ích cho người đọc. 1 bài viết chất lượng có thể hiệu quả hơn 20 bài viết thiếu đầu tư thời gian và công sức. Khi làm content marketing hãy nhớ đến nguyên lý 80/20: 80% kết quả sẽ đến từ 20% sự nỗ lực của bạn. Cụ thể hơn 80% giá trị của nội dung sẽ đến từ 20% sự cố gắng để tạo ra nó.
Vậy nếu bạn muốn có những nội dung chất lượng gấp 5, 6 lần thì bạn cần đầu tư công sức đến 80-95%. Bạn chắc chắn sẽ tạo ra những kết quả không tưởng.

3. Sáng tạo nội dung theo nhiều hình thức khác nhau
Thay vì tạo ra nội dung từ đầu, bạn có thể tái sử dụng lại nội dung hiện có sáng tạo thêm cho thân thiện với người dùng. Nếu bạn không quen thuộc với cách lảm này, hãy chuyển nội dung đã sử dụng của bạn thành các hình thức khác nhau nội dung đem lai hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo.

4. Dành thời gian cải thiện hiệu quả nội dung Content Marketing của bạn
Nếu bạn đang muốn tạo lập kế hoạch, quảng bá nội dung của bạn sáng tạo ra, có thể giảm thời gian thực hành nhưng bạn sẽ học được một vài cách đơn giản mà đem lại hiệu quả làm việc cao hơn.Thay vì cố gắng để đến viết một bài với một ý tưởng mỗi khi bạn đang tạo ra một bài viết mới, bạn có thể viết 100 bài cùng một lúc.
– Phác thảo bài viết nội dung của bạn theo nhóm.
– Viết nội dung theo từng nhóm đã chia và lên lịch chia theo từng nhóm kế tiếp.
– Chỉnh sửa nội dung phù hợp theo từng nhóm chủ đề.
– Đưa nội dung đến với công chúng của bạn trên các kênh.
Cách này sẽ cải thiện 2 điều: Một là bạn sẽ không ngốn thời gian qua các công việc tiếp theo. Hai là tạo động lực – một khi bạn bắt đầu viết cái gì đó, nó trở nên dễ dàng hơn để tiếp tục làm việc đó, kết quả nhanh hơn và tốt hơn công việc.

5. Viết nội dung cụ thể chi tiết hướng đến người dùng
– Bạn không cần phải cạnh tranh với các đối thủ lớn nhiều kinh nghiệm với những từ khóa khó. Nên nhắm mục tiêu các từ khóa dài long-key và đầu tư content (nội dung) thật hiệu quả. Những từ khóa này thường có ít cạnh tranh hơn và dễ dàng hơn để có tỷ lệ chuyển đổi cao khi người dùng vào website doanh nghiệp của bạn.
– Thay vì tạo ra nội dung cho các nhà marketer, nên tạo nội dung cho một đối tượng cụ thể hơn, ví dụ, social media marketers, small business marketers. Một khi bạn nắm bắt nhóm đó, bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung cho các nhóm liên quan và mở rộng hơn.

6. Chia sẻ nội dung cá nhân có giá trị
– Điều đó làm cho nội dung của bạn hấp dẫn và phong phú hơn với người dùng.
– Sử dụng dữ liệu cá nhân có nghĩa là bạn có một cái gì đó kinh nghiệm muốn chia sẻ giao lưu.
Đó là (sở hữu trí tuệ của bạn). Đem lại sự hữu ích cho cộng đồng

7. Làm mới nội dung từ những bài viết cũ
Điều khó khăn mà người làm Content Marketing thường gặp luôn phải đối mặt là nội dung trở nên không còn phù hợp.
Ví dụ: bạn có thể viết về hướng dẫn thuế cho năm 2015 ->> Tốt thôi nhưng đến năm 2021 “sau ngày thuế”, bài viết đó đã mất 90% giá trị của nó. Cũng vậy với nhiều ngành công nghiệp khác. Bài viết SEO từ 6 năm trước đây sẽ là vô giá trị với doanh nghiệp. Nhưng thay vì tạo ra một bài mới từ đầu, bạn có thể sử dụng nội dung cũ sẽ hay hơn nhiều.
Có 2 cách bạn tham khảo:
– Cập nhật nội dung với thời gian: Những điều thường thay đổi tăng dần theo thời gian. Thay vì tạo ra một content hoàn toàn mới, bạn có thể chỉ cần cập nhật vào nội dung ban đầu để phản ánh sự thay đổi nhỏ trong ngành của bạn.
-Tái bản nội dung cũ: Trong khi bạn có thể cập nhật nội dung cũ để giữ vững giá trị của nó, bạn cũng có thể chỉ đơn giản là tái bản bài viết cũ.

8. Chọn lọc nội dung chất lượng cho các hoạt động quảng cáo
Nếu bạn có ít thời gian, tập trung vào các kênh có tiềm năng đem lại nguồn traffic lớn cho trang website của bạn.Thì hãy bắt đầu với danh sách email, luôn tạo nội dung mới gửi địa chỉ email đến khách hàng tiềm năng đang xem nội dung của bạn. Họ là những người có khả năng sử dung dịch vụ chia sẻ nội dung đến khách hàng mới ->> Sau đó tiếp cận trên các mạng xã hội: Không phải tất cả các khách hàng đều kiểm tra email mỗi ngày. Một số khách hàng sẽ thích ngay khi bạn chia sẻ trên mạng xã hội.

Tổng kết
Tham khảo thêm thông tin về Content Marketing qua video sau :
Hy vọng những thông tin mà OAM đưa ra trong bài viết trên, có thể giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về Content Marketing. Chúc các bạn xây dựng chiến lược Content Marketing thành công cho quy trình kinh doanh Online cho bản thân nhé !!!
Kinh doanh gì sau “dịch”?
Bạn đang tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh sau dịch Covid-19? hãy xem xét bất kỳ ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nào sau đây, hi vọng chúng sẽ giúp bạn bắt đầu và phát triển một doanh nghiệp thành công sau đại dịch nhé!
1. Chuyên gia tư vấn

2. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
3. Dịch vụ vận chuyển
4. Dịch vụ giúp việc
5. Người bán lẻ trực tuyến trên các trang thương mại điện tử

6. Dạy học trực tuyến

7. Kinh doanh nội dung sáng tạo

[elementor-template id=”10885″]
Kiếm tiền trên TikTok – không ngại mùa dịch năm 2021

TikTok là gì ?
TikTok (Douyin: nghĩa là một video ngắn), là ứng dụng giúp người dùng tạo nên những video ngắn với nhiều hiệu ứng âm thanh và có khả năng giải trí rất tốt. Được phát hành bởi app tin tức Jinri Toutiao – sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc.
Ngày nay, Tik Tok là ứng dụng có độ phủ khắp châu Á cũng như thế giới. Họ được biết tới là ứng dụng có tốc độ phát triển bậc nhất trên thế giới, với cộng đồng video âm nhạc lớn nhất trên toàn cầu. Ứng dụng này có số lượng người dùng lên đến 150 triệu người dùng/ngày (500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng) vào tháng 6 năm 2018. Tik Tok cũng là ứng dụng được tải nhiều nhất trên thế giới vào năm 2018 với ước tính 45,8 triệu lượt tải xuống.
Kiếm tiền từ TikTok cần gì?
Để kiếm tiền từ TikTok, trước hết bạn cần có một tài khoản TikTok, cụ thể các bước như sau:Bước 1: Lập một tài khoản TikTok
Đăng ký tài khoản tại đây: https://www.tiktok.com/vi/ Hoặc download App trên điện thoại: Ở màn hình chính, bạn nhấp chọn vô biểu tượng hình người ở góc phải bên dưới (như hình ảnh). Nếu bạn chưa có tài khoản, bạn sẽ thấy thông báo yêu cầu tạo. Bạn chọn vào nút “Sign Up” để đăng ký nhé. Bạn có 3 tùy chọn để tạo tài khoản Tiktok, đó là tạo bằng email/số điện thoại, đăng nhập bằng Facebook và đăng nhập bằng Google. Bạn chọn cách phù hợp với mình rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn là xong.

Bước 2: Bạn nên làm các video theo xu hướng trên internet
Bạn có thể cập nhật thông tin các xu hướng thịnh hành hiện nay thông qua Facebook, mạng xã hội hoặc báo chí và video youtube phổ biến để hiểu tới tâm lý khách hàng. Điều này sẽ giúp kênh của bạn có những video hay và hấp dẫn, giữ chân người dùng xem nhiều lần video, đồng nghĩa với việc lan toả video đó cho nhiều người tiếp cận hơn. Khi video của bạn được lên xu hướng Titktok thì sẽ thu hút được rất rất nhiều lượt view, thả tym và follow mới.Bước 3: Nên liên kết tài khoản YouTube và Instagram của mình với TikTok
Khi bạn liên kết các tài khoản này với nhau sẽ giúp bạn tăng phạm vi tiếp cận đối tượng cho các video TikTok của bạn. Mở TikTok và chạm vào biểu tượng hồ sơ (Tôi). Biểu tượng có hình người này nằm ở góc dưới bên phải màn hình. Chạm vào Edit profile (Sửa hồ sơ).

Bước 4: Bạn phải đảm bảo rằng video của bạn tiếp cận được nhiều đối tượng
Nếu video của bạn hấp dẫn, số lượt xem và số lượng follow của bạn sẽ tăng chóng mặt. Có 1 số cách để làm được điều này:- Sử dụng Hashtag: Tương tự như Facebook hoặc Instagram, bạn nên thêm các hashtag liên quan đến video của mình đang đăng để tăng khả năng hiển thị nội dung của bạn.
- Chọn Khung giờ vàng đăng Tiktok để đăng: Đăng bài vào giờ mọi người online nhiều, giống như việc bạn bán hàng ở chợ. Vậy nên, bạn muốn bán hàng, hãy tận dụng và chọn thời điểm mọi người online nhiều nhất có thể nhé.
- Tương tác với người xem Tiktok: bạn có thể trả lời comment của bạn, xem video của họ, thả tim, follow họ. Tôi tin rằng nhiều khả năng họ sẽ follow lại bạn lắm đó, đây cũng là 1 cách để tăng follow TikTok. Khi TikTok đánh giá bạn tích cực hoạt động, nó sẽ ưu tiên cho việc hiển thị video của bạn.
- Dùng nhạc theo trend Tiktok: Nhạc theo trend và hợp chủ đề của video đó là cách giúp giữ chân người xem lâu hơn. Khi người xem ở lại video của bạn càng lâu thì chất lượng 1 lượt xem của bạn càng tốt và vì đó Tik tok sẽ đề xuất video của bạn.
- Tăng chất lượng các video và hình ảnh đăng tải lên Tiktok: Đa số người xem sẽ cảm thấy nhàm chán khi xem nhiều video sáo rỗng, thiếu nội dung hay có chất lượng thấp, chưa có sự chỉnh chu. Đây những lý do chính dẫn đến chất lượng video bị giảm sút. Việc không có những video tốt mà chỉ bình bình ở mức dậm chân tại chỗ sẽ khiến bạn chìm nghỉm trong hàng triệu video Tik Tok khác mỗi ngày. Vậy thì làm sao bạn có thể tăng view hay tăng follow trong khi các video của bạn không đủ hấp dẫn người xem?
Bước 5: Điều hướng người dùng để kiếm tiền từ TikTok
Khi tài khoản của bạn nhận được lượng theo dõi kha khá, bạn có thể điều hướng nội dung của mình sang các nội dung có thể kiếm tiền. Nội dung kiếm được tiền là nội dung như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết nhé.Làm sao để kiếm tiền trên TikTok ?
1.Kiếm tiền trên Tik Tok bằng cách PR sản phẩm cho doanh nghiệp
Nếu bạn là một Influencer (người có tầm ảnh hưởng) sở hữu lượng fan theo dõi tốt và có sức ảnh hưởng nhất định trong 1 lĩnh vực nào đó, thì các thương hiệu trong lĩnh vực đó sẽ tìm đến bạn. Và họ sẽ đưa ra yêu cầu và thỏa thuận một mức lương cụ thể dựa vào lượng fan và độ yêu thích của bạn trên mạng xã hội. Công việc của bạn là tạo ra những video hấp dẫn người xem lồng ghép sản phẩm của thương hiệu và kèm theo hashtag liên quan để nói về sản phẩm.
2. Bằng hình thức Tiếp thị liên kết để kiếm tiền trên TikTok (Affiliate Marketing)
Với hình thức này, bạn có thể kiếm tiền tiktok bằng cách quảng bá những sản phẩm/dịch vụ của người khác/nhãn hàng khác thông qua các đường dẫn liên kết. Nếu ai đó click vào đường link mua hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng. Đối với làm affiliate để kiếm tiền trên Tiktok, bạn sẽ không thể gắn link mua hàng trực tiếp vào video. Thay vào đó là tận dụng lượng người dùng khổng lồ và chuyển hướng họ đến blog/website của bạn. Tại blog/website, bạn có thể review hay giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau và đặt link affiliate để người dùng mua hàng.
3. Qua hình thức DropShipping có thể kiếm tiền trên TikTok
Hình thức DropShipping là một hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Tương tự Tiếp thị liên kết, với DropShipping, bạn không cần phải có sản phẩm nhưng vẫn có thể bán được. Làm Dropshipping thì bạn tự tạo cửa hàng/trang bán hàng của riêng mình để khách vào mua sản phẩm, sau đó bạn sẽ order lại sản phẩm từ những nhà cung cấp khác. Lúc này nhà cung cấp sẽ xử lý đơn hàng, đóng gói và ship sản phẩm đến cho khách hàng của bạn.
4. Tự kinh doanh bán hàng cá nhân kiếm tiền trên TikTok
Có hai cách kiếm tiền trên Tiktok bằng việc quảng cáo sản phẩm của mình, một là bạn tự giới thiệu về sản phẩm của mình, hai là trở thành đối tác của TikTok Ads. Một là bạn tự mình giới thiệu những sản phẩm của mình, tuy nhiên cách này có thể sẽ khó để hiệu quả vì video của bạn sẽ ít được xuất hiện với người có nhu cầu. Điểm mấu chốt của cách này chủ yếu nằm ở yếu tố nội dung. Nội dung video của bạn thật sáng tạo và tự nhiên, từ đó gây ấn tượng tốt cho người xem. Ngược lại, khi bạn trở thành đối tác thì sản phẩm của bạn sẽ được xuất hiện đúng nơi, đúng thời điểm hơn, nhờ vào hệ thống phân tích của TikTok. Đối với cách này bạn cần bỏ tiền ra để chạy quảng cáo trên Tiktok, nội dung chiếm một phần và quan trọng hơn ngân sách mà bạn sẵn sàng chi tiêu cho quảng cáo vì thế bạn nên cân nhắc có nên đầu tư hay không.
5. Kiến tiền trên TikTok nhận donate qua livestream
Hiện nay, TikTok Việt Nam chưa xuất hiện tính năng livestream bên trong ứng dụng, tuy nhiên, trong tương lai gần, tính năng này sẽ xuất hiện, nếu bạn có dự định tăng thêm thu nhập có thể tham khảo cách này. Với hình thức livestream, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với khán giả hoặc người dùng và tương tác 1 vs 1 với họ. Tính năng này chủ yếu phục vụ cho những người sáng tạo nội dung trên TikTok, giúp họ tạo ra video trực tiếp và tương tác với người hâm mộ. Những người xem cũng có thể dùng tiền thật đổi thành vật phẩm ảo để tặng cho người sáng tạo nội dung mà họ yêu quý. Số vật phẩm đó sẽ được quy đổi ra tiền, và gửi vào tài khoản của bạn. Vậy nên, đây là cách kiếm tiền trên tiktok mà bạn cũng nên thử.
6. Làm Freelancer cho vị trí Video Creator
Nếu bạn là một người trẻ, bắt trend nhanh chóng thì bạn có thể hoàn toàn nhận các công việc như: lên kịch bản nội dung, dựng phim, quay phim và chỉnh sửa video…cho các doanh nghiệp không có đủ khả năng để tạo ra những video thu hút trên TikTok. Đây chính là cơ hội của bạn và bật mí cho bạn một điều là tiềm năng thu nhập của công việc này là không hề nhỏ nếu bạn có khả năng tạo ra những video triệu view.
7. Kiếm tiền TikTok với TimeBucks
Timebucks là nền tảng website có từ năm 2014, chuyên phân phối các cuộc khảo sát online, các quảng cáo và nhiều dịch vụ quảng cáo khác. Người dùng tham gia vào Timebucks có thể kiếm tiền online bằng cách hoàn thành các cuộc khảo sát, xem quảng cáo cũng như hoàn thành các nhiệm vụ khác. Và hiện Timebucks đang có chiến dịch cho phép người dùng sử dụng tài khoản Tik Tok của họ để kiếm tiền trên Timebucks. Nếu bạn có 1 tài khoản Tik Tok với lượng follow lớn thì đây quả là 1 công việc rất tiềm năng.
8. Trở thành người có sức ảnh hưởng để dễ dàng kiếm tiền trên TikTok
Ở Việt Nam, các nhãn hàng, doanh nghiệp luôn có nhu cầu tìm kiếm người có sức ảnh hưởng tới công chúng đặc biệt là tới chính đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để làm quảng cáo, truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ của công ty. Họ thường tìm đến những chủ tài khoản là các hot TikToker để đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng. Thông thường khoản tiền mà các hot TikToker nhận được qua hình thức này sẽ là một con số khá ấn tượng. Nếu tài khoản của bạn sở hữu một lượng follow lớn, lượng fan dồi dào cùng mức độ tương tác tích cực, rất có khả năng tài khoản của bạn đang nằm trong tầm ngắm của các doanh nghiệp rồi đó. Nếu bạn chưa có thể tạo được nền tảng như vậy và có khao khát kiếm tiền dưới hình thức này thì hãy bắt tay ngay vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân ngay từ hôm nay bằng những video chất lượng, hấp dẫn khác giả và thu hút sự chú ý của các nhãn hàng. Các TikToker khi làm việc ở vị trí của người có sức ảnh hưởng sẽ thường xuyên có những video đề cập đến sản phẩm của thương hiệu mà mình hợp tác bằng cách lồng ghép khéo léo thông tin sản phẩm vào các video hài, video unbox, video đánh giá nhận xét các dòng sản phẩm tương đương và cho rằng sản phẩm mình cần phải quảng cáo là tốt nhất.
9. Chạy quảng cáo kiếm tiền trên TikTok ads
Nếu bạn không có khả năng làm video ấn tượng hay không đủ tự tin để lên hình với những video của mình mà vẫn muốn kiếm tiền với Tik Tok thì có lẽ công việc của người chạy quảng cáo sẽ phù hợp với bạn hơn cả. Tik Tok tuy mới nhưng lại thu hút được rất nhiều người tham gia vì vậy tiếp cận khách hàng bằng nền tảng này là một cách thức mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Cũng giống như Facebook, Tik Tok cho phép các nhà phát triển chèn quảng cáo và cho các nhà bán hàng, phát hành sản phẩm chạy quảng cáo. Nếu bạn là người có kiến thức về chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thì bạn hoàn toàn có thể dùng Tik Tok để kiếm tiền bằng phương thức này.