INSTAGRAM – Những sai lầm phổ biến khi marketing khiến thương hiệu thụt lùi

Instagram là gì ?
Những sai lầm phổ biến khi marketing trên Instagram khiến thương hiệu thụt lùi

1. Lạm dụng khuyến mãi
Những chiến dịch sale thường tạo ra cảm giác FOMO khiến người tiêu dùng khó lòng bỏ lỡ vì cảm giác đó là một “món hời”. Thoạt đầu, sale vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm tiết kiệm của khách hàng, vừa giúp thương hiệu bán được nhiều hàng hơn, giải quyết được hàng tồn…Tuy nhiên, giảm giá không phải một chiến lược phát triển bền vững cho thương hiệu và sẽ khiến thương hiệu mất đi khả năng cạnh tranh trước các đối thủ lớn.
Vì sao? Trước kia mình từng được nói chuyện với chuyên gia trong ngành marketing, chị ấy chia sẻ một điều mà đến bây giờ mình vẫn thấy đúng. Đó là việc lạm dụng khuyến mãi sẽ “chiều hư” khách hàng, khiến họ chỉ tập trung vào chuyện ví tiền, giá cả thay vì chất lượng sản phẩm, câu chuyện thương hiệu… Và từ việc thấy sale là mua, khách hàng chuyển sang đợi sale mới mua.
Việc “lạm dụng” sale là một con dao hai lưỡi. Theo mình, thiết kế các chương trình sale cũng cần một chiến lược cụ thể để không “chiều hư” người tiêu dùng bằng cách tạo cho khách hàng cảm giác “săn sale” thay vì được sale liên tục, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng tối ưu đến từng nhóm

2. Không hoạch định chiến lược rõ ràng
Nếu không xác định, hoạch định rõ ràng chiến lược, giai đoạn phát triển, dần dà IG của thương hiệu sẽ không khác gì một chiếc blog cá nhân thích gì đăng đấy, thiếu phương hướng cụ thể. Bên cạnh đó, nhóm các start-up, SMEs thường đặt mục tiêu doanh thu, performance lên đầu thay vì nghĩ đến mục tiêu sâu sa hơn là đồng nhất nhận diện, định vị bản thân… Tuy nhiên, việc đó có thể dẫn đến một Instagram feed lộn xộn, content thiếu tính nhất quán… Dù sản phẩm và doanh thu là mục tiêu rất quan trọng, nhưng không nên bỏ quên nhận diện vì nó sẽ giúp thương hiệu được nhớ đến tốt hơn.
Instagram cung cấp cho người dùng vô vàn tính năng, định dạng nội dung: ảnh, story, reels, IGTV… Hãy lên kế hoạch tận dụng các tính năng này để tạo ra những nội dung đa dạng, chất lượng khiến người dùng yêu mến thương hiệu, hiểu về câu chuyện và các giá trị sản phẩm của thương hiệu.

3. Tần suất đăng bài không phù hợp
Bạn để ý mà xem, nếu lâu lâu bạn không đăng bài trên Instagram, tương tác sẽ giảm hẳn. Nếu bạn đăng quá nhiều, người dùng cũng dễ bị “bội thực”. Hãy xác định các tuyến nội dung cùng tần suất đăng bài hợp lý, vừa phải, không quá nhiều, không quá thưa thớt đủ để giữ mối liên kết, sự tương tác với người dùng là được.
Mình nghĩ để xác định được một tần suất phù hợp, các bạn có thể tìm kiếm các nghiên cứu, thống kế từ social listening. Tuy nhiên, để customize cho thương hiệu của bạn thì bạn có thể tạo những khảo sát người dùng trên story, xem họ quan tâm đến những gì, muốn được nghe nhiều về cái gì, muốn được nghe bao nhiêu…

4. Sử dụng quá nhiều thẻ hashtag
Nhiều người sẽ cho rằng càng nhiều thẻ hashtag thì bài viết càng tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Điều đó không sai, tuy nhiên, số lượng không đi kèm chất lượng. Người mới tương tác với bài viết không đảm bảo là những đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Vậy nên, sử dụng hashtag có chọn lọc, liên quan trực tiếp đến thương hiệu, bài đăng để tiếp cận đúng những đối tượng mục tiêu là điều quan trọng hơn cả. Mình có biết app Union Metrics – app sẽ cho bạn biết những hashtag nào sẽ tăng mức độ tương tác của bạn.
Tuy nhiên, mình cũng có một câu hỏi lớn muốn hỏi mọi người: Mọi người đánh giá thế nào về hành vi tìm kiếm nội dung qua hashtag trên IG của người dùng Việt Nam

Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng vọng có thể giúp các bạn rút ra được những kinh nghiệm cần có khi kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội Instagram nhé. OAM chúc các bạn thành công trên con đường kinh doanh và xây dựng thương hiệu của mình nhé <3 !!!
