Marketing
Marketing – Vai trò marketing trong hoạt động doanh nghiệp
Marketing

Date

Marketing

1. Một số khái niệm cơ bản về marketing

Marketing là gì ? Có rất nhiều khái niệm về marketing, nhưng vì marketing vận động và phát triển, có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng, nên marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Một số khái niệm marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là:

– Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhằm mục đích đã định. Chính là 4P của công tác marketing. Trong tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ P: 

Product (Sản phẩm)

 Price (Giá cả)

Place (Địa điểm)

 Promotion (Xúc tiến kinh doanh)

Sản phẩm đúng + Giá cả phải chăng + Địa điểm thuận lợi + Biện pháp xúc tiến phù hợp

 = Nhiều khách hàng và doanh thu cao hơn

Marketing nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi. – Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp từ dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng. – Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. – Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán nhưng hiểu một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm marketing. Trên thị trường, bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia thì bên đó thuộc về phía làm marketing. Vận dụng marketing một cách thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng am hiểu khách hàng, cung cấp cho họ các sản phẩm đúng với nhu cầu và mong muốn mà họ khó có thể tìm thấy ở các nhà kinh doanh khác. Nếu không có khách hàng thì không có hoạt động marketing.

Marketing

4Ps của marketing

Marketing vào những năm 1960, E Jerome McCarthy đã đưa rõ ra 4Ps của truyền thông là: Product – mặt hàng, Price – cái giá, Place – địa điểm, Promotion – khuyến mãi.

Về căn bản, 4 Ps này trình bày bí quyết tiếp thị tương tác với từng giai đoạn của công ty.

Marketing

Product – mặt hàng

Nếu bạn đưa ra ý tưởng cho mặt hàng muốn công ty bán. Và nếu như bạn chỉ bắt đầu bán hàngphần trăm thành công đa phần là không hề có. Thay vì vậycông ty cần đội ngũ tiếp thị thực hiện chiết suất thị trường và trả lời một số câu hỏi quan trọng:

  • Ai là đối tượng mục tiêu?
  • Có thị trường hợp lý cho mặt hàng này?
  • ADS làm thế nào sẽ tăng doanh số mặt hàng, và trên nền tảng nào?
  • Các nhà tăng trưởng mặt hàng nên sửa đổi mặt hàng ra sao để tăng khả năng thành công?
  • Các nhóm người tiêu dùng tập trung nghĩ gì về mặt hàng, và họ hay hỏi câu hỏi nào?

Các nhà tiếp thị sử dụng câu trả lời cho những câu hỏi này để giúp các công ty hiểu nhu cầu về mặt hàng và tăng chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, thế nên tỷ lệ thành công có thể được tăng lên rất nhiều.

Marketing

Price – Giá bán

Truyền thông sẽ kiểm duyệt giá sản phẩm của đối thủ chung ngành, hoặc sử dụng các khảo sát ở các nhóm tập trung, để ước tính số tiền mà khách hàng lý tưởng sẵn sàng trả. Giá quá cao, công ty sẽ mất đi một cơ sở người sử dụng trung thành. Giá quá thấp, công ty có thể mất nhiều tiền hơn là kiếm được. Marketing có khả năng dùng chiết suất công nghiệp và phân tích người sử dụng để đánh giá được một phạm vi giá rẻ.

Marketing

Place – Địa điểm

Điều cốt yếu là bộ phận marketing là sử dụng sự hiểu biết và đo đạt về người tiêu dùng trong doanh nghiệp để đưa ra đề xuất về bí quyết thức và nơi bán sản phẩm. Tuỳ sản phẩm có khả năng là trang website thương mại và điện tử vượt trội hơn một địa điểm bán lẻ hoặc ngược lại. Hoặc cung cấp nội dung chuyên sâu về địa điểm nào tiềm năng nhất để bán mặt hàng trên toàn quốc và quốc tế.

Promotion – Khuyến mãi

Khuyến mãi yêu cầu trả tiền để quảng cáo, sự kiện hoặc giảm giá online nào mà nhóm tiếp thị sản sinh ra để tăng nhận thức và sự quan tâm của khách hàng đến mặt hàng, và mang lại doanh số cao hơn. Trong giai đoạn này, bạn có khả năng sẽ thấy các phương thức như chiến dịch quan hệ công chúng, ads trên phương tiện truyền thông xã hội…vv…

Marketing

2. Vai trò của marketing trong hoạt động doanh nghiệp

Marketing – Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài – thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục, với quy mô ngày càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh và ngược lại.

Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có các chức năng: Sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực… mà các chức năng này chưa đủ đảm bảo sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời khỏi một chức năng khác – chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường đó là lĩnh vực quản lý marketing.

Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

Marketing

Mối quan hệ giữa marketing với các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp

Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như chức năng sản xuất – tài chính – nhân sự. Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức. Về mặt tổ chức của một doanh nghiệp, chức năng cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Từ đó, xét về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing cũng là một chức năng có nhiệm vụ kết nối, nhằm bảo đảm sự thống nhất hữu cơ với các chức năng. Khi xác định chiến lược marketing, các nhà quản trị marketing phải đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược marketing trong mối tương quan ràng buộc với các chức năng khác. Chức năng marketing của doanh nghiệp luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:

– Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của hàng hóa còn thích hợp với khách hàng nữa hay không? So với nhãn hiệu hàng hóa cạnh tranh, hàng hóa của doanh nghiệp có ưu thế và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi hàng hóa không?

– Giá cả hàng hóa nên quy định là bao nhiêu? Tại sao lại quy định mức giá như vậy mà không phải là mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm giá?

– Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào các lực lượng khác? Cụ thể là ai? Bao nhiêu người?

– Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác? Dùng phương tiện nào để giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng? Tại sao lại dùng phương tiện này mà không dùng phương tiện khác?

– Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Loại dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao?

Đó là những vấn đề mà không một hoạt động chức năng nào của doanh nghiệp ngoài marketing có trách nhiệm trả lời. Mặc dù, mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận nhưng nhiệm vụ cơ bản của hệ thống marketing là đảm bảo cho sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao so với các thị trường mục tiêu. Nhưng sự thành công của chiến lược còn phụ thuộc vào sự vận hành của các chức năng khác trong công ty, đó là mối quan hệ hai mặt, vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện tính độc lập giữa các chức năng của một công ty hướng theo thị trường, giữa chúng có mối quan hệ với nhau, nhưng hoàn toàn không thể thay thế cho nhau. Đây là yếu tố đảm bảo cho công ty thành công.

Tổng kết

Vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Hy vọng những thông tin mà OAM chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết nhé !!!

Bạn đã tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình chưa?

CONTACT VỚI CHÚNG TÔI 

More
articles