Digital Marketing là gì ?
Digital Marketing – Digital hiểu đúng là làm marketing qua các Nền Tảng Số (chứ không phải chỉ mỗi trên Online), ứng dụng được công nghệ, nên đây có thể xem là xu hướng marketing đầy tiềm năng trong tương lai có thể mang lại hiệu quả bất ngờ với chi phí tốt hơn so với marketing truyền thống.
Chúng ta thường nhắc đến digital marketing với những kênh quảng cáo trực tuyến đắc lực như Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch email marketing, affiliate marketing mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.
Và kỹ thuật số thì chắc chắn không chỉ xuất hiện trên mỗi internet.
Example: SMS Brandname (tin nhắn gửi đến người nhận có hiện tên thương hiệu) và WIFI Marketing (ở các quán cafe, siêu thị,… để sử dụng được wifi bạn phải mở trình duyệt để ấn kết nối và sẽ phải thấy 1 trang quảng cáo về một Brand nào đó) vẫn được xem là Digital Marketing
1. Lợi ích Digital Marketing mang lại
Internet ngày càng phổ biến đến nỗi người tiêu dùng có thể truy cập vào thông tin bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi nào họ muốn chỉ với 1 cái smartphone, 1 cái laptop và chỉ cần 3G là đủ.
Tuy nhiên nên nhớ rằng: Digital marketing phát triển mạnh không nhằm làm biến mất sự hiện diện của marketing truyền thống. Nó giúp chúng ta có thêm nhiều lựa chọn hơn khi thực hiện các chiến dịch marketing.
Digital được đa số yêu thích, vì:
– Chi phí khởi sự thấp.
– Kết quả đo lường trong thời gian thực.
– Quảng Cáo xuyên biên giới là dễ dàng.
– Dễ lan tỏa thông điệp nhờ mạng xã hội.
2. Digital nằm đâu trong Marketing Tổng Thể
Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải sự thất bại của nhiều hoạt động digital marketing trên online của các đơn vị nhỏ lẻ vì họ xem digital marketing chỉ như một công cụ để chạy quảng cáo.
Bản chất Digital Marketing là thực thi hoạt động Promotion (chiêu thị) của một thương hiệu để đưa thông điệp về Thương Hiệu, thông tin về SP/DV, hoạt động của Doanh Nghiệp đến Khách Hàng để xây dựng nhận thức trong tâm trí khách hàng, để bán hàng, để duy trì lòng trung thành,…
Vẫn là một nền tảng số, nhưng khi triển khai sẽ tùy giai đoạn mà có nhiều chiến thuật Chiêu Thị phải áp dụng lần lượt hoặc cùng lúc (Marketing truyền thông tích hợp IMC) để đạt mục tiêu, gồm 5 HOẠT ĐỘNG:
– Hoạt Động Quảng Cáo Thương Hiệu.
– Hoạt Động Bán Hàng SP/DV.
– Hoạt Động Khuyến Mại.
– Hoạt Động Pr.
– Hoạt Động Tiếp Thị Trực Tiếp.
Hãy tưởng tượng thế này, bạn vừa thành lập một nhãn hàng mỹ phẩm mới, và ngay lập tức bạn chạy quảng cáo tuyển sỉ, đại lý như các nhãn mỹ phẩm hiện nay đang làm (Hoạt Động Quảng Cáo) thì tỷ lệ có đại lý trên số ngân sách bạn chi tiêu sẽ cao hay thấp? Chỉ sợ không ai tham gia vì họ không biết bạn là ai, thành tựu thế nào,…
Làm Digital Marketing cần kết hợp khéo léo cả 5 hoạt động chiêu thị bên trên.
Và 5 hoạt động trên thuộc chữ P cuối cùng trong kế hoạch Marketing tổng thể 4P, tức nếu bạn đã hoạch định kế hoạch về SP (bao bì, giá trị, …), chiến lược định giá SP không hợp lý ngay từ đầu, thì chạy quảng cáo cỡ nào cũng không ăn thua vì SP không có lợi thế cạnh tranh.
3. Digital Marketing Channels - Kênh?
Digital Marketing tóm gọi lại chỉ có 3 Kênh Chính Yếu, còn Facebook, Google, Zalo, Tiktok,… chỉ là NỀN TẢNG SỐ để làm marketing do một công ty họ tạo ra mà thôi.
3.1 - Kênh Paid Media.
Là hình thức đưa Quảng Cáo của một Doanh Nghiệp tiếp cận những người đang sử dụng một NỀN TẢNG SỐ nào đó như Facebook, Google, Youtube, Zalo, Tiktok, Báo Điện Tử như Vnexpress, … và để tiếp cận thì Doanh Nghiệp phải trí cho Nền Tảng Số đó (tức đơn vị chủ quản, như Vnexpress là của FPT).
Có các hình thức tính tiền QC phổ biến:
– Trả phí cố định hàng tháng.
– Tính tiền theo click vào QC (Paid Per Click).
– Tính tiền theo số lần hiển thị QC (PPM).
– Trả phí theo bài viết (như book bài Pr báo).
Lợi thế lớn nhất của Paid Media là sức lan tỏa truyền đi thông điệp rất cao, vì mẫu quảng cáo chúng ta tiếp cận được nhiều khách hàng nếu chúng ta có nhiều tiền.
Bất lợi lớn nhất của Paid Media chính là chi phí cao ở một số nền tảng, hình thức nên phải theo dõi kiểm soát chặt khi chạy quảng cáo Paid Media, mọi sự không hiểu biết đều trả giá bằng tiền.
3.2 - Kênh Owned Media.
Là các Trang Thông Tin về Doanh Nghiệp do chúng ta tự đầu tư tạo ra như Website, hoặc là sử dụng các NỀN TẢNG SỐ để tạo. Như Facebook, ta có thể tạo ra nhiều Fanpage của riêng mình, Zalo là các Zalo Official Account cho mình.
Trên các trang này, Nội Dung do chúng ta quyết định 100%, đôi khi quyết định được cả về hình thức nếu là NỀN TẢNG SỐ tự tạo như Website.
Owned Media là đích đến cuối cùng của khách hàng từ các quảng cáo mà KH nhìn thấy khi bạn sử dụng Paid Media để tiếp cận khách hàng. KH sẽ vào Owned Media để hiểu rõ hơn xem chúng ta là ai, từ đó đi đến quyết định mua hàng.
Như nếu thấy QC phát từ Facebook, họ sẽ vào Fanpage của Doanh Nghiệp để tìm hiểu là một ví dụ.
Owned Media rất quan trọng?
Việc cập nhật content đều đặn cho Owned Media đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Digital Marketing đi đến thành công.
3.3 - Kênh Earned Media.
Là những trang thông tin của chính khách hàng sở hữu, được KH tạo ra khi sử dụng các NỀN TẢNG SỐ như Google, Facebook, Zalo…
Họ dùng những tài khoản cá nhân (profile) đó chia sẻ thông tin về thương hiệu của chúng ta, lan tỏa cho chúng ta thì những điều đó gọi là Earned Media, và nếu diễn ra diện rộng thì quá trình Viral Marketing (lan tỏa thương hiệu) đang diễn ra.
Thế nên, các nhãn hàng luôn nghĩ nhiều hoạt động trên các Fanpage để kích thích KH share các bài post về FB cá nhân chính là để phát huy sức mạnh Earned Media.
4. Về các NỀN TẢNG SỐ phổ biến
4.1 - Nền Tảng về TÌM KIẾM THÔNG TIN
Bạn sẽ thấy ngày nay, khi có nhu cầu, KH sẽ có khuynh hướng tìm đến các website liên quan để search loại thông tin nào đó mà họ cần.
– Ông lớn có thể kể là Google, người dùng search được mọi thứ mà họ cần. Có vài hình thức phổ biến để doanh nghiệp đưa thông tin đến KH khi họ search google như sau:
Google Adwords, hiển thị web ở trang nhất Google theo từ khóa.
Google Shopping, hiển thị hình SP ở trang nhất Google theo từ khóa.
SEO (không tốn phí), dùng kỹ thuật để hiển thị thông tin theo từ khóa ra trang nhất Google, dựa trên thuật toán Google. Seo hiện nay có
……..Seo hiển thị website
……..Seo hiển thị vị trí bản đồ Google Map.
……..Seo videos ở youtube doanh nghiệp.
– Các nền tảng số về Reviews, Danh Bạ, Booking theo lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Đây cũng là đích đến được nhiều người lựa chọn, như cafe có Foody, Lozi và Du Lịch KS có Tripadviser, Agoda, Booking.com. Hay như về DV cưới hỏi thì có mary.vn; mua sắp SP thì ở VN hiện nay (2020) người dùng có khuynh hướng search trực tiếp ở các sàn Ecommerce nổi tiếng là Shopee, Tiki, Lazada chứ không search trên Google nữa, ở Mỹ họ search luôn trên website AMAZON.
– Khi nào nên áp dụng NỀN TẢNG này?
Thường các doanh nghiệp về B2B ứng dụng digital marketing trên NỀN TẢNG TÌM KIẾM ở Google rất nhiều.
Với các SP giá rẻ, phổ thông, hãy chú ý tới đưa SP lên các sàn Ecommerce và tối ưu ở phần tìm kiếm trên các sàn, làm sao sản phẩm ở gian hàng của mình KH search dễ ra nhất.
//////// Thuật Ngữ:
Việc marketing trên nền tảng tìm kiếm còn được gọi là Search Engines Marketing (SEM)
4.2 - Nền Tảng MẠNG XÃ HỘI
Chúng ta sử dụng các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Linkedin, Twitter,…để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mỗi nền tảng sẽ có những đặc điểm riêng để trở nên khác biệt trong mắt người dùng của họ. Bạn cũng biết, Facebook và LinkedIn không được chúng ta sử dụng cùng một mục đích, mặc dù chúng đều là các nền tảng social media.
Riêng tại VN thì chủ yếu là Facebook.
*Thuật Ngữ:
“Việc marketing trên nền tảng MXH còn được gọi là Social Media Marketing.”
4.2.1 - Các chiến thuật phổ biến MXH
– Phân phối Ads thông qua nền tảng cung cấp
Như Facebook Ads là qua FB Ads Manager.
– Sử dụng KOLs (người nổi tiếng trên MXH)
Phát tán thương hiệu, tạo dựng uy tín.
– Tạo Viral trên MXH thông qua 1 câu chuyện.
Thường kết hợp seeding và cả KOLs.
– Sponsor các trang thông tin lớn
Book từ các Hot Fanpage, Group trên FB.
4.2.2 - Khi nào nên tập trung mạnh ở MXH
Các SP giá rẻ, bình dân, phổ biến mà KH dễ dàng ra quyết định mua thêm, kể cả khi họ đã từng mua trước đó như Giày Dép, Áo Quần,… rõ ràng mua thêm một cái áo sẽ không quá khó với một bạn nữ nếu cái áo chỉ tầm 70-80k miễn nó đẹp và bạn đó thích.
Các DV mà cần sự kết nối, theo dõi một thời gian giữa hai bên để có sự tin tưởng, ví dụ như ngành Giáo Dục.
4.3 - NỀN TẢNG CHAT/GỬI TIN
Gồm FB Messenger, Zalo, Viber, Skype, SMS Brandname, Email với các đơn vị cung cấp như Getresponse, Mailchim, Infusion soft,…
4.4 - NỀN TẢNG CỘNG ĐỒNG
Gồm các Forums chuyên về 1 chủ đề, là 1 website riêng. Như tinhte.vn, webtretho, thanglongkydao …. tập hợp một nhóm KH đặc biệt về một sở thích nào đó.
4.5 - NỀN TẢNG VIDEOS.
Gồm các nền tảng cho phép người dùng upload videos, tạo trang cá nhân chia sẻ video đến cộng đồng. Ở VN phổ biến là youtube, ở nước ngoài có một số nền tảng như Daily Motion.
Hiện nay với Youtube, chúng ta có thể chèn video quảng cáo của mình lên các video mà người dùng xem trên Youtube là 1 ví dụ cho việc quảng cáo ở nền tảng này.
Tốn kém nhất là thuê cả 1 kênh youtube giải trí nào đó, làm cả video nội dung như họ vẫn hay làm thôi, nhưng sẽ chèn khéo QC của bạn vào clip của họ. Các nhóm phổ biến hay nhận các job này như Black vines, Vlogger review ẩm thực,.
4.6 - NỀN TẢNG ỨNG DỤNG
Các app mobile người dùng sử dụng, ở VN về giải trí có Tiktok, về siêu ứng dụng có Grab…
4.7 - NỀN TẢNG WIFI
Phát wifi và người dùng kết nối sẽ thấy ads của bạn, hiện có công ty AWINGS cung cấp dịch vụ QC này, dễ thấy ở các Trung Tâm Thương Mại khi bạn truy cập internet (như Vincom).
4.8 - NỀN TẢNG TRANG TIN/BÁO ĐIỆN TỬ
Với các nhãn hàng nhiều tiền, họ sẽ book bài Pr lên đó, với các nhãn ít tiền, có thể sử dụng hình thức quảng cáo AD NETWORK để hiển thị banner, nhưng được tính tiền theo PPC, PPM. Nước ngoài có Google với Google display network (GDN), VN thì có FPT (eclick.vn) cung cấp để giúp bạn hiển thị ads lên mạng lưới trang tin FPT như vnexpress.net, ngôi sao…
Bài viết trên là tất cả những kiến thức cơ bản về Digital Marketing.
Hy vọng bài viết của OAM có giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công trên con đường tương lai nhé !!!