Chúng ta có sở hữu những gì xung quanh chúng ta không?
Rồi bỗng nhiên một ngày được ngửa mặt lên bầu trời hít thở một hơi thật dài cũng đủ khiến chúng ta hạnh phúc, mãn nguyện.
Bỗng nhiên một ngày được bước chân ra rạp chiếu phim để được cảm nhận bầu không khí nhộn nhịp, nghe tiếng bắp nổ, thoang thoảng hương hoa hồng trong không gian tối lặng yên cũng khiến buổi tối của chúng ta trọn vẹn.
Sau 16 ngày cách ly với thế giới bên ngoài được chạy bộ ra khỏi không gian hạn hẹp, được cầm trên tay ly coffee mà mình yêu thích, được ăn bữa sáng tại đúng nơi mà mấy năm qua mình hay lui tới. Tôi cũng thấy hạnh phúc.
Chúng ta thích sở hữu
Tâm lý con người rất thích sở hữu, nó khiến cho suy nghĩ của chúng ta luôn mặc định rằng nó là của mình, là chuyện phải có. Cho tới một ngày chúng không còn nữa, từ những điều hết sức bình thường. Là của mình nhưng tại sao lại không còn nữa?
Chúng ta không hề sở hữu chúng. Nó là những điều chúng ta tiếp cận trong hệ sinh thái của riêng mình. Nó là một mắc xích ở đó, tác động tới nhiều điều xung quanh chúng ta. Khi nó thay đổi thì hệ sinh thái đấy cũng thay đổi. Đôi lúc sự thay đổi diễn ra lớn tới mức chúng ta cảm nhận được, đôi lúc nó cần thời gian để chúng ta nhìn thấy.
Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi biết rằng những điều hết sức bình thường ở hiện tại xung quanh chúng ta chẳng phải thuộc về như những gì chúng ta vẫn nghĩ.
Thực tế là những suy nghĩ của chúng ta luôn bị tác động bởi những điều vây quanh.
Hành động của chúng ta bị tác động từ những gì người khác làm.
Luật pháp quy định tài sản của chúng ta nhưng chúng ta phải đấu tranh nhiều lắm mới có thể giữ được tài sản đó còn ở bên mình. Liệu bạn sở hữu một căn nhà, một chiếc xe rồi cuộc sống của bạn sẽ hưởng thụ chúng hay phải làm nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, chịu nhiều áp lực hơn để duy trì chúng.
Con người và những điều vây quanh chúng ta là một hệ sinh thái. Những gì ở hiện tại chỉ là tạm thời và tương lai thì bất biến, chúng có thể mất đi, chúng có thể bị biến dạng, chúng có thể bị thay thế.
Như vậy chúng ta sẽ nghĩ về chúng nhiều hơn chứ?